Tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ tăng

Thứ ba, 09/08/2022 | 09:02

Tính đến năm 2021, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong các trường đại học là hơn 31%, tăng 6% so với ba năm trước.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có 141/232 trường đại học đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Từ thời điểm được tự chủ, các trường đại học đẩy mạnh phát triển đội ngũ có trình độ, chuyên môn cao, đặc biệt ưu tiên tuyển dụng giảng viên có trình độ tiến sĩ, đào tạo bồi dưỡng giảng viên theo học các chương trình tại những trường uy tín trên thế giới.

Thời điểm năm 2018, khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34) chưa có hiệu lực, chỉ 23 trường được thí điểm tự chủ, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong cả nước là 25%. Đến năm 2021, khi số lượng trường tự chủ tăng hơn hơn 140, tỷ lệ này tăng lên trên 31%.

Cùng với đó, tỷ lệ trợ giảng có trình độ đại học giảm mạnh, từ khoảng 20% vào năm học 2015-2016 xuống còn dưới 10% trong giai đoạn 2018-2020 và vẫn tiếp tục giảm.

Sự biến chuyển về trình độ giảng viên được thể hiện ở biểu đồ sau:

`1

Kết quả khảo sát hơn 130 trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy thời điểm năm 2018, số lượng trường có tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ dưới 25% là 81. Đến năm 2021, con số này còn 62 và không trường nào có dưới 5% giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Ở chiều ngược lại, số lượng trường có tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trên 50% tăng từ 12 lên thành 16, như Trường Đại Học Sư Phạm tăng 15%, Trường Đại Học Lương Thế Vinh tăng 7% so với năm 2020.

2

Tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư và phó giáo sư cũng tăng đều trong giai đoạn từ năm 2018 đến nay, trong đó giáo sư tăng thêm 0,5%/năm; phó giáo sư 5-6%/năm).

3

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá các con số trên là minh chứng cho thấy các trường đã ý thức việc nâng cao chất lượng giảng viên và thực hiện chuẩn hóa trình độ đội ngũ giảng viên theo quy định của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học. Thực tế, các trường cũng có nhiều chính sách để cạnh tranh, thu hút giảng viên giỏi chuyên môn, có trình độ cao (có chức danh giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ, ưu tiên tốt nghiệp ở trường đại học uy tín ở nước ngoài) và khả năng nghiên cứu khoa học.

Cùng với nâng cao trình độ giảng viên, các trường đại học cũng đang từng bước hình thành cơ cấu nhân lực phù hợp với số lượng giảng viên tăng lên trong khi đội ngũ chuyên viên, nhân viên giảm. Thống kê đến hết năm 2021, tỷ lệ giảng viên trên tổng số cán bộ, giảng viên và người lao động của trường chiếm 71%, lớn nhất trong cơ cấu nhân lực của nhà trường, hơn gấp đôi số cán bộ quản lý và chuyên viên hành chính.

Tuy nhiên, vấn đề phát triển đội ngũ, cơ cấu nhân lực trong các trường đại học hiện vẫn gặp một số khó khăn.

IMG_6483

Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học là luật chuyên ngành về giáo dục và đào tạo nên không có nhiều quy định về thẩm quyền đối với lĩnh vực quản lý công chức, viên chức và người lao động. Việc phát triển đội ngũ và nhân sự chịu ảnh hưởng bởi quy định tại Bộ Luật Lao động; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức và một số luật chuyên ngành khác.

Cụ thể, về công tác tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, chuyển ngạch, kỷ luật, các trường phải tuân thủ theo các quy định của Luật Viên chức. Việc thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội lại tuân thủ theo Luật Lao động, Luật Việc làm và Luật Bảo hiểm xã hội; ngoài ra còn tham chiếu nhiều bộ luật chuyên ngành khác để quản lý, sử dụng và thực hiện chính sách đối với các loại hình lao động có trong nhà trường.

"Đây là khó khăn, vướng mắc chung cho các trường trong quá trình thực hiện tự chủ phát triển đội ngũ, nhân sự cũng như quản trị và tổ chức bộ máy", Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả từ lá mơ

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh hiệu quả từ lá mơ

Lá mơ là loại lá quen thuộc với chúng ta, thường được để ăn sống, tráng trứng hay nấu canh, lá mơ có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, ngoài ra lá mơ còn có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng hiệu quả.
Công dụng chữa bệnh của cây thuốc Lục bình trong y học cổ truyền có gì đặc biệt?

Công dụng chữa bệnh của cây thuốc Lục bình trong y học cổ truyền có gì đặc biệt?

Lục bình hay còn được gọi với cái tên khác là bèo tây, là loại cây sống nổi khá nhiều trên các bề mặt sông phân bố rải rác khắp ở nước ta. Đây là một cây thuốc quý với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người.
Bạch đồng nữ - vị thuốc y học cổ truyền chữa bệnh phụ nữ

Bạch đồng nữ - vị thuốc y học cổ truyền chữa bệnh phụ nữ

Bạch đồng nữ là một loại cây bụi nhỏ, cao khoảng 1-1,5m, có thân cây không phân nhánh. Lá của cây bạch đồng nữ to, hình trứng, mọc so le nhau và có nhiều lông mịn.
Bác sĩ sản khoa hướng dẫn cách chăm sóc sản phụ sẩy thai

Bác sĩ sản khoa hướng dẫn cách chăm sóc sản phụ sẩy thai

Sầy thai là tình trạng mà thai nhi không phát triển hoặc chết trong tử cung trước khi đạt được khả năng sống bên ngoài tử cung, thường xảy ra trong 20 tuần đầu của thai kỳ.
Đăng ký trực tuyến