Theo tổ chức Y tế thế giới: chăm sóc sức khỏe bao gồm phòng bệnh, điều trị bệnh và vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Ở Việt Nam, ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo tổ chức Y tế thế giới: chăm sóc sức khỏe bao gồm phòng bệnh, điều trị bệnh và vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Ở Việt Nam, ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Nắm bắt được nhu cầu thực tiễn và cấp bách phát triển ngành Phục hồi chức năng nên Bộ Y tế đã ký Quyết định số 4039/QĐ về Kế hoạch Quốc gia về phát triển phục hồi chức năng Việt Nam. Kế hoạch này bao gồm nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực ngành Phục hồi chức năng với mục tiêu: 100% các trường đại học và trường cao đẳng có ngành sức khoẻ đào tạo các chức danh chuyên môn như cử nhân phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, ngôn ngữ (âm ngữ) trị liệu, hoạt động trị liệu... Chính vì thế, trong các năm gần đây, nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước đã mở mã ngành đào tạo phục hồi chức năng.
Tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn cho biết hiện nhu cầu thực hiện phục hồi chức năng tại Việt Nam hiện rất lớn, không chỉ với nhóm sau phẫu thuật cần phải thực hiện phục hồi chức năng, ví dụ như chấn thương chỉnh hình, cột sống, phẫu thuật tiêu hóa, phẫu thuật thần kinh sọ não, phẫu thuật tim mạch lồng ngực,... mà còn cả nhóm các bệnh lý như chấn thương thể thao; chấn thương lao động; chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày. Theo tiến sĩ Tuấn, nhu cầu bệnh nhân cần phục hồi chức năng là rất lớn, keo theo nhu cầu về số lượng kỹ thuật viên phục hồi chức năng ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam không ngừng gia tăng làm cho nhu cầu phục hồi chức năng ngày càng lớn. Vì vậy, trong những năm gần đây, kỹ thuật phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại. Nắm bắt được nhu cầu đó, các khoa phục hồi chức năng được thành lập và phát triển nhanh tại các bệnh viện công lập và tư nhân. Hiện tại, các cơ sở khám chữa bệnh mới chỉ đáp ứng được 15 - 20% nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh, 80% còn lại phải dựa vào cộng đồng.
Theo tạp chí khoa học và công nghệ y khoa nghiên cứu đánh giá nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam hiện cả nước đang thiếu hụt số lượng lớn kỹ thuật viên phục hồi chức năng được đào tạo bài bản bởi các Trường đại học. Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng, đặc biệt là các kỹ thuật chuyên sâu.
Để đáp ứng nhu cầu, Trường Đại học Lương Thế Vinh đã làm đề án trình Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT xin mở mã ngành phục hồi chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Trường Đại học Lương Thế Vinh là một trong ít các Trường có cổ đông đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Sài Gòn – Nam Định. Nhà trường và Bệnh viện đã ký kết hợp tác toàn diện giữa hai bên nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác và tận dụng hiệu quả tiềm năng về cơ sở vật chất, con người và chuyên môn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam. Hai bên sẽ cùng phối hợp tổ chức các buổi đào tạo thực hành để tạo cơ hội cho sinh viên chuyên ngành phục hồi chức năng đến học tập và thực hành tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn – Nam Định. Với sự kết hợp giữa một cơ sở giáo dục uy tín và Bệnh viện có trang thiết bị Y học hiện đại được kỳ vọng sẽ trở thành nền tảng định hướng về mô hình đào tạo phục hồi chức năng chuẩn mực cho chuyên ngành phục hồi chức năng trong tương lai.