Vì sao cần đào tạo thêm nhiều Kỹ thuật viên ngành phục hồi chức năng?

Thứ năm, 28/11/2024 | 16:21
Theo dõi ULTV trên

Theo tạp chí khoa học và công nghệ Y khoa cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhu cầu về phục hồi chức năng lớn bởi uớc tính có 7% dân số tương đương khoảng 4 triệu người bị khuyết tật, bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học.

PHCN 1

Bộ Y tế đưa ra chỉ tiêu đến năm 2030 phải có 90% các tỉnh thành phố triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng đạt tối thiểu 0,5 người/10.000 dân.

Tại Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên phục hồi chức năng năm 2024, TS.BS Vương Ánh Dương – phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) – cho hay phục hồi chức năng của Việt Nam đã có những bước tiến nhất định, nhu cầu của người dân ngày càng tăng do xu hướng già hóa dân số, các bệnh lý mãn tính gia tăng, đặc biệt Việt Nam chịu nhiều hậu quả của chiến tranh, chất độc da cam.

Nhân lực so với nhu cầu của người dân chỉ đáp ứng được 50-60% so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Các cơ sở vật lý trị liệu phục hồi chức năng đang rất thiếu nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị… Tỉ lệ nhân lực ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân trong xu hướng già hóa dân số.

GS Cao Minh Châu – tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam – cũng cho hay nếu như trước đây phục hồi chức năng chỉ có xoa bóp, gập duỗi đơn giản thì hiện nay người làm phục hồi chức năng phải có kiến thức, kỹ năng, phải biết nội, ngoại, sản, nhi.

Hiện nay nhân lực phục hồi chức năng thiếu, so với các nước trong khu vực chúng ta không bằng. Theo thống kê hiện nay mới có 0,25 người/10.000 dân là quá ít, phấn đấu đến năm 2030 đạt 0,5 người/10.000 dân. Do vậy các trường, các cơ sở cần đào tạo liên tục, đào tạo cung cấp nguồn nhân lực”, GS Châu cho hay.

TS Phan Minh Hoàng – giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp (TP.HCM) – cho biết phục hồi chức năng ngày càng chứng tỏ vai trò không thể thiếu trong việc điều trị cho bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật hoặc người bệnh mắc các bệnh mãn tính.

Các phương pháp phục hồi chức năng giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

dai hoc nganh phuc hoi chuc nang

10.000 dân Việt chỉ có 0,25 nhân viên phục hồi chức năng

Việt Nam ghi nhận tỷ lệ 0,25 người làm ngành phục hồi chức năng trên 10.000 dân, rất thấp và chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh trong bối cảnh già hóa dân số.

Theo tiến sĩ Y khoa Mai Mạnh Tuấn cho biết, phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống y tế. Nhu cầu phục hồi chức năng của người dân ngày càng tăng do xu hướng già hóa dân số, nhiều người mắc các bệnh lý mạn tính, những bệnh nhân gặp tai nạn bị di chứng cần điều trị phục hồi.

Ngành phục hồi chức năng trước đây chỉ có kỹ thuật xoa bóp, gập duỗi đơn giản nhưng với sự phát triển của Y học hiện đại ngày nay thì Người làm phục hồi chức năng hiện nay phải được đào tạo bài bản chuyên sâu để có kiến thức, kỹ năng, về nội, ngoại, sản, nhi….Để làm được điều này, các trường đại học phục hồi chức năng, các cơ sở đào tạo cần tăng cường cung cấp nguồn nhân lực cho ngành y tế.

TS.BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Điều trị bệnh nghề nghiệp, cho biết số lượt người bệnh đến khám chữa, điều trị phục hồi chức năng gia tăng hàng năm. Phục hồi chức năng ngày càng chứng tỏ vai trò trong điều trị bệnh nhân sau chấn thương, phẫu thuật, sau ung thư, đột quỵ, chấn thương sọ não, tổn thương tủy sống, các bệnh mạn tính... Lĩnh vực này giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đào tạo ngành Phục hồi chức năng: Đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại

Đào tạo ngành Phục hồi chức năng: Đáp ứng nhu cầu xã hội hiện đại

Trong bối cảnh già hóa dân số, gia tăng các bệnh mãn tính và tai nạn lao động, nhu cầu nhân lực trong ngành Phục hồi chức năng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Là một lĩnh vực giao thoa giữa y học, khoa học vận động và xã hội học, ngành này không chỉ giúp người bệnh phục hồi sức khỏe mà còn hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Ngành Phục hồi chức năng: Tầm quan trọng trong hệ thống y tế Việt Nam

Ngành Phục hồi chức năng: Tầm quan trọng trong hệ thống y tế Việt Nam

Ngành Phục hồi chức năng tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội rộng mở, ngành này cũng đối mặt với không ít thách thức trong việc đào tạo nhân lực và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Vì sao cần đào tạo thêm nhiều Kỹ thuật viên ngành phục hồi chức năng?

Vì sao cần đào tạo thêm nhiều Kỹ thuật viên ngành phục hồi chức năng?

Theo tạp chí khoa học và công nghệ Y khoa cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhu cầu về phục hồi chức năng lớn bởi uớc tính có 7% dân số tương đương khoảng 4 triệu người bị khuyết tật, bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học.
Học ngành phục hồi chức năng có thể làm việc trong lĩnh vực Y học thể thao không?

Học ngành phục hồi chức năng có thể làm việc trong lĩnh vực Y học thể thao không?

Nhu cầu chăm sóc y tế cho người tập thể dục thể thao ở các phòng tập Gym, sân bóng đá, sân chơi Pickleball, Tennis ở Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu học ngành phục hồi chức năng để làm việc trong lĩnh vực Y học thể thao bài bản và chuyên nghiệp.
Đăng ký trực tuyến