Xưng hô Thầy/cô – con: nên hay không nên sử dụng trong trường học?

Thứ năm, 03/03/2022 | 14:48
Theo dõi ULTV trên

Trong thời gian gần đây, dư luận đang dậy sóng bởi nhiều ý kiến trái chiều trước quan điểm của một thầy giáo “không nên Xưng hô Thầy/cô – con trong trường học”?

Đã là quan điểm thì có thể đúng, có thể sai, có thể hợp lý với người này nhưng lại có thể vô lý với người kia, ấy vậy mà khi quan điểm “không nên xưng hô Thầy/cô – con trong trường học” được đưa ra, bỗng nó lại trở thành câu chuyện bàn tán sôi nổi của đông đảo mọi người.

Xưng hô Thầy/cô – con: nên hay không nên sử dụng trong trường học?
Xưng hô Thầy/cô – con: nên hay không nên sử dụng trong trường học?

Mọi người phần đông nghiêng về phản đối quan điểm này.

Có người cho rằng xưng hô là Thầy/cô – con đâu có gì sai, đâu có vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt. Xưa nay bao nhiêu thế hệ vẫn xưng hô như thế, có sao đâu?

Có người gay gắt hơn thì nói, cách xưng hô này thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo của người Việt. Nhiều giáo viên, học sinh thì cho rằng cách gọi này khiến cho thầy cô và học sinh cảm thấy được gần gũi hơn. Môi trường lớp học cũng trở nên thân thiện hơn. Nó thể hiện sự bao bọc, che chở của giáo viên dành cho học sinh của mình. Nhất là trong môi trường mầm non, tiểu học.

Dù sao, cách xưng hô này đã duy trì trong môi trường giáo dục từ rất lâu, nó trở thành một trong những văn hóa ứng xử trong trường học. Ngay từ khi còn rất nhỏ, trong những bài hát của thiếu nhi đã có câu “trường của em be bé, cô giáo như mẹ hiền” – đó không phải là câu hát ngẫu nhiên, mà cho thấy rõ ở Việt Nam ta, đối với mỗi em học sinh, họ coi giáo viên của mình như người cha, người mẹ thứ hai. Nên sự phản ứng mạnh của một số người khi nghe thấy quan điểm trên là điều dễ hiểu.

Một số người hưởng ứng quan điểm trên

Nhóm người hưởng ứng quan điểm này thường là những người có tư duy giáo dục đổi mới. Họ thấy quan điểm này cũng không có gì sai. Đôi khi, dựa vào nhiều bối cảnh, hoàn cảnh nó lại khá hợp lý. Em Nguyễn Hữu Đạt, du học sinh Việt Nam tại Pháp, cho biết: Em theo học chương trình bằng tiếng Anh nên khi nói chuyện với thầy cô chỉ sử dụng I (tôi) và you (bạn). Cách xưng hô như vậy khá thuận tiện khi em chưa biết tuổi tác của người đối diện. Em Ngô Thị Liên, sinh viên khoa Ngôn Ngữ Anh cũng đồng quan điểm với Đạt.

Xưng hô Thầy/cô – con: nên hay không nên sử dụng trong trường học?
Xưng hô Thầy/cô – con: nên hay không nên sử dụng trong trường học?

Các chuyên gia giáo dục nói gì về quan điểm này?

Theo các chuyên gia, giáo viên, việc xưng hô trong trường học không nên quá cứng nhắc mà có thể linh hoạt theo từng cấp học, lứa tuổi... Bên cạnh đó, cần nâng cao giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Thạc sĩ Trần Minh Khương, chuyên viên đào tạo Trường Đại học Lương Thế Vinh, TP. Nam Định bày tỏ quan điểm, ở cấp tiểu học, do chênh lệch độ tuổi giữa giáo viên và học sinh khá lớn, việc học sinh xưng con với thầy cô là hợp lý. Đến giai đoạn THCS, THPT, đại học hay sau đại học, khi nhận thức lớn dần lên, học sinh có thể chuyển sang xưng hô là em, tôi. Việc xưng hô cũng thể hiện sự gắn bó, tình cảm giữa thầy và trò nên không nhất thiết phải ban hành quy định về vấn đề này trong trường học.

Nhiều thầy cô giáo thì khuyến khích nên linh hoạt trong cách xưng hô tại trường học. PGS. TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng không nhất thiết phải đưa ra quy định nghiêm ngặt về cách xưng hô trong trường học. Bởi lẽ cách xưng hô không thể đánh giá hoàn toàn chất lượng giáo dục.

Như vậy, chỉ cần học sinh tôn trọng giáo viên, giáo viên quan tâm, yêu thương học sinh. Và đặt chất lượng bài giảng lên làm tiêu chí hàng đầu thì mọi cách xưng hô đều có thể chấp nhận.

Từ khóa: Xưng hô Thầy
Học Trường Cao đẳng ngành Y Dược nào sinh viên sẽ được miễn giảm học phí năm 2025?

Học Trường Cao đẳng ngành Y Dược nào sinh viên sẽ được miễn giảm học phí năm 2025?

Nếu Bạn có khát vọng khoác lên mình chiếc áo Blouse trắng để làm thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe cộng đồng thì Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn – Tp Hồ Chí Minh sẽ là nơi chắp cánh cho ước mơ của Bạn thành hiện thực cho hành trình Y nghiệp.
Học phí Đại học ngành Y, Dược trong năm 2025 thay đổi như thế nào?

Học phí Đại học ngành Y, Dược trong năm 2025 thay đổi như thế nào?

Học phí ngành Y, Dược năm 2025 được dự báo tiếp tục tăng theo lộ trình. Điều này khiến nhiều thí sinh lo lắng khi chọn ngành, chọn trường, đặc biệt với những ngành học dài hạn và yêu cầu cao như Dược học, Y học cổ truyền.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm y học TP.HCM nào đào tạo tốt?

Trường Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm y học TP.HCM nào đào tạo tốt?

Linh, học sinh lớp 12 Trường THPT Sài Gòn, chia sẻ: “Em đang tìm hiểu ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học hệ Cao đẳng nhưng chưa rõ học gì, làm gì sau khi ra trường. Mong nhà trường tư vấn cho em ạ.”
Lời khuyên cho thí sinh trước khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2025

Lời khuyên cho thí sinh trước khi điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học 2025

Theo chuyên gia tuyển sinh, trước khi điều chỉnh nguyện vọng đại học 2025, thí sinh nên xem xét phổ điểm, kết quả thi và phương thức xét tuyển để chọn ngành học phù hợp, tránh sai sót và tăng khả năng trúng tuyển vào đại học.
Đăng ký trực tuyến