Y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh tay chân lạnh hiệu quả

Thứ bảy, 14/09/2024 | 08:59
Theo dõi ULTV trên

Triệu chứng lạnh tay chân khá phổ biến và thường xuất hiện vào mùa đông, tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không chữa sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

tay chân lạnh

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh, người mắc chứng bệnh tay chân lạnh sẽ thường cảm thấy các đầu ngón tay ngón chận bị tê buốt, lạnh cóng, như có kim châm. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này như:

Khí huyết lưu thông kém. Người bị thiếu máu do lượng hồng cầu trong máu thấp thường rất dễ bị mắc chứng tay chân lạnh khiến gan bàn tay, bàn chân lúc nào cũng lạnh ngắt bất kể nhiệt độ.

Trong kỳ hành kinh, phụ nữ thường bị mất một lượng máu nên dễ khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm và mắc chứng tay chân lạnh. Tuyến giáp hoạt động không tốt nên nhiều người có thể bị suy giảm trí nhớ, rụng nhiều tóc.

Các bệnh lý về tim mạch như viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, huyết áp hay bệnh đái tháo đường cũng kèm theo triệu chứng tay chân lạnh. Các vấn đề tâm lý như stress, lo lắng, căng thẳng; chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu chất, hút thuốc lá, uống bia rượu nhiều cũng dễ mắc bệnh tay chân lạnh.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết, chứng tay chân lạnh là do kinh mạch bị ứ trệ khiến khí huyết lưu thông kém, vì vậy mà gây ra cảm giác lạnh buốt, tê mỏi ở tay chân hoặc đôi khi kèm theo những cơn đau nhức xương khớp. Để chữa chứng bệnh này, Đông y áp dụng một số bài thuốc Y học cổ truyền sau:

Bài 1:  Dùng ngải cứu

Sử dụng ngải cứu để chữa bệnh lạnh tay chân khá hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy khoảng 50 gam ngải cứu tươi đun sôi với một lượng nước vừa đủ, đun khoảng 10 phút rồi để cho nhiệt độ giảm còn 40 độ C thì dùng được. Ngâm tay và chân trong nước trong khoảng 15 phút. Bài thuốc này có tác dụng trừ lạnh, tăng cường dương khí, không chỉ dùng cho người lạnh tay chân mà hỗ trợ chữa những bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả nữa.

Bài 2: Gừng tươi

Gừng có tác dụng chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, bên cạnh đó nó còn có khả năng làm ấm cơ thể, giúp điều hòa khí huyết từ đó làm giảm tình trạng lạnh tay chân ở người bệnh.

Lấy khoảng 30 gam gừng tươi đập dập rồi cho vào đun sôi khoảng 10 phút với một ít nước vừa phải, nhớ đậy nắp kín để tránh bay hơi một số chất trong gừng, thêm một chút muối vào rồi để cho nhiệt độ khoảng 40 độ C thì ngâm tay chân. Áp dụng mỗi buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp máu lưu thông khí huyết lưu thông, từ đó giải trừ chứng tay chân lạnh hiệu quả.

Thêm vào đó người bệnh cũng có thể thay ngải cứu và gừng bằng vỏ quế, vỏ cam quýt cũng cho hiệu quả tương tự. Chỉ nên ngâm nước đến mắt cá chân, ngược lại có thể gây tác dụng phụ, thực hiện bài thuốc này trước khi đi ngủ khoảng vài tuần bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ. Nên bổ sung thêm các loại vitamin B,E và chất sắt để bồi bổ máu và khí huyết để tăng cường sứ đề kháng.

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Đăng ký trực tuyến