Ý kiến trái chiều xoay quanh việc bỏ hay giữ điểm ưu tiên khu vực

Thứ năm, 21/04/2022 | 08:32

Theo dự thảo quy chế mới công bố của Bộ GD&ĐT có đề xuất bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực đối với thí sinh thi lại khi xét tuyển đại học, kể từ đó những ý kiến trái chiều xoay quanh việc bỏ hay giữ điểm ưu tiên khu vực cũng nổ ra.

38
Ý kiến trái chiều xoay quanh việc bỏ hay giữ điểm ưu tiên khu vực

Đề xuất bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực:

Ghi nhận của ban tuyển sinh đại học, trường đại học Lương Thế Vinh, dự thảo quy chế tuyển sinh 2022 của Bộ GD&ĐT về việc cộng điểm ưu tiên khu vực cụ thể như sau: Tuyển sinh năm 2022, điểm cộng ưu tiên khu vực vẫn được giữ nguyên. Thí sinh ở khu vực 1 được cộng 0,75 điểm. Cộng 0,5 điểm đối với thí sinh ở khu vực 2 nông thôn, cộng 0,25 điểm cho thí sinh ở khu vực 2. Tuy nhiên việc cộng điểm ưu tiên chỉ được áp dụng đối với những thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm nay. Những thí sinh từ 2021 trở về trước muốn thi lại và xét tuyển đại học lại sẽ không được cộng điểm ưu tiên này.

Các chuyên gia giáo dục, đặc biệt là phía lãnh đạo bộ giáo dục mong muốn với đề xuất này sẽ tạo tính công bằng đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT năm nay với những thí sinh tốt nghiệp THPT năm trước, bởi đối với các em thi lại, sẽ có nhiều thời gian ôn luyện hơn những em năm nay mới tốt nghiệp, do các em còn phải học và hoàn thành chương trình lớp 12.

Theo phía lãnh đạo Bộ GD&ĐT có trình bày rõ lý do muốn sửa đổi cộng điểm ưu tiên như dự thảo vì: Ở các thành phố lớn, có những học sinh đạt tới 28-29 điểm ba môn xét tuyển nhưng vẫn bị trượt nguyện vọng cao nhất do kém bạn khác về điểm ưu tiên. Nhiều năm qua, Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh về điểm ưu tiên khu vực nhưng còn nhiều bất cập. Trước năm 2003, thí sinh được cộng nhiều nhất 3 điểm ưu tiên khu vực. Từ năm 2004 đến 2017, tối đa là 1,5 điểm. Và từ 2018, điểm ưu tiên khu vực cao nhất là 0,75 .

Mức độ ưu tiên giảm theo thời gian nhưng việc xác định nhóm ưu tiên vẫn còn tộn đọng nhiều bất cập. Hiện, nhiều thành phố thuộc tỉnh có điều kiện dạy và học tương đương với các thành phố trực thuộc trung ương nhưng vẫn được xếp vào khu vực 2. Khi duyệt hồ sơ xét tuyển bằng học bạ, các trường nhận thấy sự tương đương về lực học giữa các nhóm này. Nhưng theo quy định, thí sinh ở các khu vực ưu tiên vẫn được cộng điểm.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nhận định có thể hỗ trợ thí sinh ở khu vực khó khăn bằng nhiều chính sách khác thay bằng dùng điểm ưu tiên.

IMG_3606
Một trong những chính sách ưu tiên sinh viên khó khăn của ĐH Lương Thế Vinh là miễn giảm học phí

Những ý kiến trái chiều:

Cũng theo ghi nhận của ban tuyển sinh đại học trường đại học Lương Thế Vinh, có một số bộ phận ủng hộ với đề xuất trên, nhưng lại có nhiều ý kiến không đồng tình, nhất là các giáo viên phổ thông và các em học sinh, các thí sinh tự do lại muốn duy trì cách cộng điểm ưu tiên như trước đây.

Một giáo viên Tiếng Anh của trường THPT Sài Gòn, cho rằng, sự chênh lệch điều kiện học tập giữa các khu vực vẫn còn tồn tại. Ví dụ với môn Tiếng Anh của cô, ở nhiều địa phương điều kiện dạy và học còn rất thiếu thốn. Những gia đình đủ điều kiện và những học sinh muốn học thêm cũng khó tìm được cơ sở giáo dục bởi cả huyện chỉ có 1-2 trung tâm nhỏ.

TP HCM, một trong hai đô thị lớn nhất nước, có năm huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè, Củ Chi được xếp vào khu vực 2. Một giáo viên ở Cần Giờ cho rằng, cộng điểm là hợp lý bởi điều kiện học tập ở huyện thua xa trung tâm thành phố. Chưa kể, do khó khăn kinh tế, nhiều học sinh lớp 12 thường bỏ dở việc học, theo ba mẹ đi biển hoặc làm nông. Bởi thế Không cộng điểm là không công bằng và nhân văn.

Theo thầy Trịnh Văn Cư, trưởng phòng truyền thông của trường đại học Lương Thế Vinh thì sự chênh lệch lớn ở đội ngũ giáo viên cũng là vấn đề đáng bàn bởi giáo viên giỏi thường có xu hướng dịch chuyển về trung tâm hoặc các trường có tiếng. Bởi thế việc giảm dần mức điểm cộng giữa các khu vực và thay đổi cách xác định khu vực được cộng điểm - là nơi đặt trường THPT học sinh theo học - thay vì nơi đăng ký hộ khẩu, là những bước tiến đáng kể của chính sách này.

Từ khóa: ưu tiên khu vực
Những lưu ý thí sinh cần nắm rõ khi đăng ký xét tuyển đại học 2024

Những lưu ý thí sinh cần nắm rõ khi đăng ký xét tuyển đại học 2024

Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Ngay từ thời điểm này, thí sinh cần nghiên cứu kỹ quy chế để tránh xảy ra sai sót và trượt đại học một cách đáng tiếc.
Vì sao cần xây dựng mã ngạch lương, tiêu chuẩn chức danh đối với Cao đẳng Y sĩ đa khoa?

Vì sao cần xây dựng mã ngạch lương, tiêu chuẩn chức danh đối với Cao đẳng Y sĩ đa khoa?

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, mặc dù việc đào tạo y sĩ đa khoa trình độ Cao đẳng đáp ứng nhu cầu to lớn của xã hội nhưng đến nay vẫn chưa có mã ngạch lương, mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp khiến người học băn khoăn, lo lắng.
Điều kiện để người học được miễn giảm 70% học phí Cao đẳng Dược?

Điều kiện để người học được miễn giảm 70% học phí Cao đẳng Dược?

Tôi đã tốt nghiệp Trường Đại học Lương Thế Vinh, hiện đang theo học lớp văn bằng 2 Cao đẳng Dược, muốn biết về các điều kiện để người học được hưởng chính sách miễn giảm 70% học phí Cao đẳng ngành Dược theo quy định tại Nghị định 81/2021?
Xét tuyển đại học năm 2024: có bao nhiêu phương thức

Xét tuyển đại học năm 2024: có bao nhiêu phương thức

Lựa chọn phương thức xét tuyển đại học là điều mà nhiều thì sinh băn khoăn lo lắng bởi để đảm bảo tỷ lệ trúng tuyển cao nhất các bạn học sinh cần lựa chọn phương thức xét tuyển phù hợp với năng lực bản thân.
Đăng ký trực tuyến