Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây là 4 trường THPT chuyên nổi tiếng của Hà Nội, trong những năm qua điểm chuẩn vào 10 của 4 trường này lại có sự chênh lệch khá rõ, trong đó trường Amsterdam có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất.
Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây là 4 trường THPT chuyên nổi tiếng của Hà Nội, trong những năm qua điểm chuẩn vào 10 của 4 trường này lại có sự chênh lệch khá rõ, trong đó trường Amsterdam có điểm chuẩn vào lớp 10 cao nhất.
Trong 3 năm trở lại đây, phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT hệ công lập ở Hà Nội có nhiều thay đổi, thay vì chỉ phải thi hai môn Văn và Toán với hệ thường, thi văn, toán nhân hệ số một và môn chuyên nhân hệ số hai với những trường chuyên như trước đây. Giai đoạn 2019 – 2021 nhiều trường THPT chuyên đã có những thay đổi về phương thức tuyển sinh, điểm xét tuyển tuyển được tính theo công thức:
Điểm xét tuyển = Toán + Ngữ văn + Ngoại ngữ + Môn chuyên x 2. Trong đó, Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ là các môn không chuyên, thi cùng thí sinh có nguyện vọng vào các trường THPT công lập bình thường.
Có bốn trường THPT có lớp chuyên tại Hà Nội tuyển sinh theo phương án này gồm: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, chuyên Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây.
Dù lựa chọn cùng một phương án tuyển sinh, và cho dù có hay không môn Ngoại ngữ khi xét tuyển như giai đoạn trước thì trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam luôn là trường có điểm chuẩn đầu vào cao nhất trong top 4 trường trên. Trường có 12 lớp chuyên thì có đến 7 lớp lấy điểm trúng tuyển từ 40 điểm trở lên, điều này đồng nghĩa với việc thí sinh phải đạt từ điểm 8 mỗi môn. Ngưỡng điểm trúng tuyển này không xuất hiện ở ba trường chuyên còn lại.
Mức chênh lệch điểm chuẩn là khá lớn giữa các trường chuyên. Trường có điểm đầu vào thấp nhất là trường Sơn Tây. Điểm trúng tuyển của trường Chu Văn An luôn ở mức cao hơn ở hầu hết các lớp chuyên của trường Nguyễn Huệ.
Điểm chuẩn vào từng ban chuyên ở các trường cũng có sự chênh lệch, chẳng hạn cùng lớp chuyên Sinh học năm ngoái, thí sinh phải đạt 39.5 điểm mới đỗ được vào chuyên Hà Nội - Amsterdam tức là trung bình mỗi môn phải đạt 7,9 điểm, nhưng với trường Sơn Tây, thí sinh chỉ cần 20,35 tương đương 4,07 một môn.
Giữa trường chuyên Chu Văn An và trường chuyên Hà Nội - Amsterdam, điểm chuẩn đầu vào ở một số lớp chuyên cũng chênh nhau nhiều khá lớn. Nếu như năm ngoái lớp tiếng Pháp của Hà Nội - Amsterdam lấy 44, thì Trường Chu Văn An lại thấp hơn 6,6 điểm.
Không chỉ 2021, những năm trước đó, chênh lệch điểm chuẩn vào lớp chuyên giữa các trường cũng rõ rệt.
Theo thống kê của ban tuyển sinh đại học trường đại học Lương Thế Vinh – thành phố Nam Định, mỗi năm Hà Nội có khoảng trên dưới 8.000 thí sinh có nguyện vọng vào bốn trường có lớp chuyên thuộc quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong khi tổng chỉ tiêu chưa đến 2.000. Tức là tỷ lệ chọi để vào các trường chuyên này là rất cao.
Tỷ lệ chọi vào từng trường cũng chênh lệch. Năm ngoái, một học sinh muốn vào THPT chuyên Nguyễn Huệ phải cạnh tranh với gần 6 bạn khác trong khi ở THPT Sơn Tây, chỉ 8 trong số những thí sinh đăng ký bị trượt.
Thầy Trần Minh Khương, chuyên viên đào tạo của trường đại học Lương Thế Vinh có đưa ra lời khuyên với cá thí sinh vào 10, Các em khi lựa chọn trường chuyên, ngoài các yếu tố như vị trí địa lý, cần lưu ý đến điểm chuẩn các trường để có sự lựa chọn phù hợp với khả năng của mình.