Bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị đau nửa đầu Sibelium

Thứ sáu, 15/12/2023 | 11:07
Theo dõi ULTV trên

Sibelium là thuốc của thương hiệu Janssen được các chuyên gia y tế chỉ định cho người bệnh dùng để dự phòng đau nửa đầu và điều trị triệu chứng chóng mặt tiền đình.

1. Sibelium là thuốc gì?

Sibelium là thuốc điều trị đau nữa đầu

 Sibelium là thuốc có chứa thành phần Flunanzin, là thuốc kháng histamin H1, kháng dopaminergic và kháng cholinergic. Tác dụng của Flunarizin trong điều trị duy trì chứng đau nửa đầu bằng cách ngăn chặn có chọn lọc các ion calci vào trong tế bào.

Flunarizin không tác động trên khả năng co bóp và sự dẫn truyền cơ tim, không ức chế nút xoang nhĩ hoặc nhĩ thất, không làm tăng tần số tim, không có tác dụng hạ huyết áp.

Flunarizin là thuốc kháng histamin H1 nên cũng có tác dụng chống tiết acetylcholin và an thần.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Sibelium?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Sibelium được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc viên nang cứng với qui cách đóng gói là hộp 10 vỉ x 10 viên nang cứng, hộp 50 vỉ x 10 viên nang cứng

Sibelium là thuốc độc bảng B.

Trong mỗi viên nang cứng Sibelium có chứa thành phần chính là:

  • Flunarizine………………5mg

(Tương đương với 5,9 mg flunarizin hydroclorid)

3. Thuốc Sibelium dùng cho những trường hợp nào?

Sibelium được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Điều trị dự phòng đau nửa đầu.
  • Điều trị triệu chứng chóng mặt do rồi loạn chức năng hệ thống tiền đình.

4. Cách dùng - Liều dùng của Sibelium?

Cách dùng: Sibelium dạng thuốc viên thường dùng uống sau bữa ăn vào buổi tối.

Liều dùng:

  • Điều trị và dự phòng đau nửa đầu:

+ Người lớn dưới 65 tuổi: Uống 5 mg/lần/ngày, trong 4 – 8 tuần. Nếu không đáp ứng lâm sàng đầy đủ, có thể tăng liều lên đến 10mg/ngày nhưng cần cân nhắc trong khả năng dung nạp thuốc.

+ Người lớn trên 65 tuổi: Uống 5 mg/lần/ngày, trong 4 – 8 tuần.

+ Trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 5 mg/lần/ngày.

  • Điều trị chóng mặt do rối loạn tiền đình: Uống 5 mg/lần/ngày.

Lưu ý:

Nếu trong giai đoạn điều trị xuất hiện các triệu chứng như trầm cảm, ngoại tháp, hoặc. các phản ứng ADR kahsc, nên ngừng điều trị.

Sức khỏe suy yếu cũng dẫn tới bệnh đau nửa đầu

5. Cách xử lý khi quên liều Sibelium?

Nếu người bệnh quên một liều viên Sibelium, phải dùng ngay một liều khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ dùng của liều tiếp theo, người bệnh chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ theo trong kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý nếu dùng quá liều Sibelium?

Khi dùng quá liều Sibelium thường xảy ra triệu chứng lâm sàng như buồn ngủ và suy nhược cơ thể. Nều dùng quá liều trong 1 lần uống cao đến 600mg, người bệnh có triệu chứng lâm sàng là buồn ngủ, kích động, nhịp tim nhanh.

Xử trí quá liều: Sau khi uống quá liều trong vòng 1 giờ, người bệnh cần đến bệnh viện để loại thuốc ra khỏi dạ dày bằng than hoạt hoặc các giải pháp khác thích hợp. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

7. Những chống chỉ định, thận trọng khi dùng Sibelium?

Sibelium chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử dị ứng với Flunarizine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Hoặc người có tiền sử trầm cảm hoặc triệu chứng Parkinson hoặc các rối loạn ngoại tháp khác.

Người có triệu chứng của Parkinson từ trước.

Người có tiền sử có các triệu chứng ngoại tháp.

Người bệnh trầm cảm hoặc có tiền sử bệnh trầm cảm.

Trẻ em dưới 12 tuổi.

Thận trọng lưu ý khi dùng Sibelium cho những trường hợp sau:

Lưu ý khi điều trị với flunarizin ở người cao tuổi có thể làm tăng triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp và làm bộc phát hội chứng Parkinson. Thận trọng dùng flunarizin ở những bệnh nhân này.

Lưu ý trong khi điều trị với flunarizin biểu hiện sự mệt mỏi có thể tăng lên. Cần ngừng điều trị nếu xảy ra triệu chứng này.

Lưu ý không được dùng vượt quá liễu quy định. Người bệnh phải được khám đều đặn theo định kỳ trong giai đoạn điều trị duy tri, để phát hiện sớm triệu chứng ngoại tháp hay trầm cảm và ngừng điều trị. Nếu trong điều trị duy trì không đạt hiệu quả với flunarizin thì ngừng điều trị.

Lưu ý cần thông báo cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Sibelium.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu chứng minh đầy đủ về độ an toàn cho thai nhi khi dùng Sibelium cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Chống chỉ định dùng Sibelium được cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Sibelium gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Chống chỉ định dùng Sibelium cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang lái xe, lái tàu hoặc đang vận hành máy móc. Sibelium có tác dụng gây buồn ngủ, nên thận trọng dùng cho các đối tượng này khi đang làm việc.

 Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng Sibelium

8. Sibelium gây ra các tác dụng phụ nào?

Thường gặp: Buồn ngủ, tăng ngon miệng, tăng cân, mệt mỏi.

Ít gặp: Triệu chứng ngoại tháp (vận động chậm, loạn vận động, cứng đơ, ngồi nằm không yên, run), trầm cảm, khô miệng.

Hiếm gặp hoặc rất hiếm gặp: Buồn nôn, đau dạ dày, tăng tiết sữa.

Chưa xác định được tần suất: Lo lắng, phát ban, đau cơ.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Sibelium, người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do sử dụng Sibelium, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn xử trí kịp thời.

9. Sibelium tương tác với các thuốc nào?

Rượu, thuốc an thần và thuốc ngủ: Dùng đồng thời với flunarizin làm tăng tác dụng phụ gây buồn ngủ. Tránh dùng đồng thời.

Các thuốc atropinic bao gồm các thuốc chống trầm cảm Imipraminic, thuốc kháng histamin H1, Atropinic, Disopyramid, thuốc an thần kinh Phenotiazinic, thuốc điều trị Parkinson kháng cholinergic, thuốc chống co thắt và Clozapin: Khi dùng chung với flunarizin có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của các thuốc này và tăng nguy cơ bí tiểu, táo bón, khô miệng, tăng nhãn áp cấp tính,….

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi hiệu lực điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tiến triển nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Sibelium trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp sử dụng Sibelium một cách an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

10. Bảo quản Sibelium như thế nào?

Sibelium được bảo quản theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để sản phẩm Sibelium tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  • Dược thư quốc gia Việt Nam 2022

(trungtamthuoc.com: https://trungtamthuoc.com/hoat-chat/flunarizine)

  • https://www.janssen.com/, Thương hiệu Janssen trụ sở chính ở Beerse, Bỉ

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Cây chành rành, còn được gọi là cây chằn rằn, mang tên khoa học Dodonaea viscosa (L.) Jacq., thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta.
Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Trong góc vườn nhà người Việt có những nguyên liệu tưởng như chỉ dùng để nấu ăn lại chính là “kho tàng” hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến hoa và ngọn của cây bí đỏ – một loại rau quen thuộc mà hữu dụng bậc nhất trong y học cổ truyền.
Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Ngành thú y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đang gia tăng nhu cầu nhân lực mạnh, được xếp hạng cao trong danh sách các ngành nghề dễ tìm việc thu nhập tốt trong tương lai.
Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Đăng ký trực tuyến