Bác sĩ hướng dẫn sử dụng Vaslor Thuốc hạ cholesterol máu

Thứ sáu, 05/01/2024 | 14:57
Theo dõi ULTV trên

Vaslor là thuốc được các chuyên gia y tế chỉ định điều trị dùng hỗ trợ với chế độ ăn kiêng để làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglycerid ở người bệnh tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng cholesterol máu do di truyền dị hợp tử hoặc cao lipid máu hỗn hợp.

1. Vaslor là thuốc gì?

 Vaslor là thuốc hạ cholesterol máu

Vaslor là thuốc có chứa thành phần hoạt chất chính Atorvastatin, có tác dụng hạ cholesterol tổng hợp bằng cách ức chế enzym khử 3-hydroxy-3-methylglutaryl-coenzym A (HMG-CoA), làm giảm tốc độ của sinh tổng hợp cholesterol, từ đó giúp làm giảm lượng cholesterol toàn phần, lipoprotein cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDL-C) và apolipoprotein B (apo B). Atorvastatin còn có tác dụng làm giảm lipoprotein cholesterol có trọng lượng phân tử rất thấp (VLDL-C) và triglycerid (TG) và làm tăng lipoprotein cholesterol có trọng lượng phân tử cao (HDL-C) ở người bệnh tăng cholesterol máu do di truyền đồng hợp tử hay dị hợp tử, các dạng tăng cholesterol máu không do di truyền và rối loạn lipid máu hỗn hợp.

Vaslor được sử dụng dùng hỗ trợ với chế độ ăn kiêng để làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, triglycerid và apolipoprotein B ở người bệnh tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng cholesterol máu do di truyền dị hợp tử hoặc cao lipid máu hỗn hợp. Atorvastatin còn được sử dụng để điều trị rối loạn betalipoprotein máu nguyên phát mà không có đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn kiêng.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Vaslor?

Vaslor được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc viên nén dài bao phim với qui cách đóng gói là hộp 2 vỉ x 7 viên nén dài bao phim.

Trong mỗi viên Vaslor có chứa thành phần chính là

  • Atorvastatin………………………………….20 mg

3. Thuốc Vaslor dùng cho những trường hợp nào?

Vaslor được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

Điều trị hỗ trợ với chế độ ăn kiêng để làm giảm cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol, apolipoprotein B và triglycerid ở người bệnh tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng cholesterol máu do tăng lipid máu hỗn hợp hoặc di truyền dị hợp tử.

Điều trị hỗ trợ chế độ ăn kiêng để điều trị những người bệnh bị tăng triglycerid huyết thanh.

Điều trị rối loạn betalipoprotein máu nguyên phát mà người bệnh không có đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn kiêng.

4. Cách dùng - Liều lượng của Vaslor?

Cách dùng: Vaslor được dùng đường uống sau bữa ăn.

Liều dùng:

Trước khi điều trị bằng atorvastatin, người bệnh cần kiểm soát tình trạng tăng cholesterol máu bằng chế độ ăn thích hợp, tập thể dục và giảm cân ở người bệnh  béo phì và điều trị các vấn đề về sức khỏe. Người bệnh nên tiếp tục theo một chế độ ăn kiêng chuẩn hạ thấp cholesterol trong khi điều trị bằng atorvastatin.

Người lớn: Liều dùng khởi đầu uống 20 mg/1 lần/ngày. Có thể tăng liều 40 mg/1 lần/ ngày.

Lưu ý không nên dùng quá 20 mg/ngày khi dùng thuốc có chứa hoạt chất Atorvastatin phối hợp với Amiodaron.

Lưu ý không sử dụng Atorvastatin quá 20mg/ngày khi phối hợp với các thuốc Darunavir + Ritonavir, Fosamprenavir + Ritonavir, Fosamprenavir, Saquinavir + Ritonavir. Không sử dụng Atorvastatin quá 40mg/ngày khi phối hợp với Nelfinavir.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi, tình trạng diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng và liệu trình sử dụng để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu.

Rôí loạn lipid máu có thể gây biến chứng đến tim mạch

5. Cách xử lý nếu quên liều thuốc Vaslor?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nếu người bệnh quên một liều Vaslor nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm theo trong kế hoạch điều trị.

6. Cách xử lý nếu dùng quá liều thuốc Vaslor?

Hiện nay chưa có dữ liệu lâm sàng về quá liều Atorvastatin. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do quá liều, cần ngừng thuốc và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Do Atorvastatin gắn kết mạnh với protein huyết tương, nên thẩm phân lọc máu khó loại Atorvastatin ra khỏi cơ thể.

7. Những chống chỉ định, lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Vaslor?

Vaslor chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử mẫn cảm với Atorvastatin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Người bệnh gan tiến triển hay tăng dai dẳng không giải thích được transaminase huyết thanh vượt quá 3 lần giới hạn trên cùa mức bình thường (ULN)

Phụ nữ có thai.

Phụ nữ đang cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Vaslor cho những trường hợp sau:

Lưu ý với phụ nữ mang thai, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ chứng minh dùng Vaslor gây hại cho thai nhi. Khuyến cáo không dùng Vaslor cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu chứng minh liệu thuốc Vaslor có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Khuyến cáo không dùng Vaslor ở phụ nữ đang cho con bú.

Lưu ý thận trọng với người đang lái tàu, lái xe hay người đang vận hành máy móc. Vaslor không gây ảnh hưởng và có thể dùng cho các đối tượng này.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng Vaslor

8. Thuốc Vaslor gây ra các tác dụng phụ nào?

Thường gặp (ADR > 1/100): Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, mất ngủ, suy nhược, đau cơ, đau khớp.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100: Bệnh cơ, ban da, viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, ho.

Hiếm gặp, ADR < 1/1 000: Suy giảm nhận thức như mất trí nhớ, lú lẫn; Viêm cơ, tiêu cơ vân, dẫn đến suy thận cấp thứ phát do myoglobin niệu; Tăng HbAj và nồng độ glucose huyết thanh lúc đói, tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Vaslor, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do sử dụng thuốc Vaslor phải ngừng thuốc ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để hướng dẫn xử trí kịp thời.

9. Vaslor tương tác với các thuốc nào?

Nước bưởi: Dùng đồng thời Atorvastatin, nước bưởi có thể làm tăng nồng độ Atorvastatin trong huyết tương, vì trong nước bưởi có một hoặc nhiều thành phần ức chế enzyme CYP 3A4,  đặc biệt khi uống một lượng lớn nước bưởi (> 1.2L/ngày).

Thuốc kháng acid: Dùng đồng thời Atorvastatin, làm giảm nồng độ huyết tương của Atorvastatin, vì hỗn dịch kháng acid đường uống chứa hydroxid nhôm và magiê.

Digoxin: khi sử dụng đồng thời Atorvastatin với liều 80mg, làm nồng độ của Digoxin tăng lên (xấp xỉ 20%). Cần giám sát một cách hợp lí các người bệnh đang dùng Digoxin.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Vaslor trước khi sử dụng hoặc báo cho bác sĩ biết các loại thuốc đang dùng, giúp kê đơn sử dụng thuốc môt cách an toàn và đạt hiệu quả.

10. Bảo quản Vaslor như thế nào?

Vaslor được bảo quản theo khuyến cáo của nhà sản xuất, ở nhiệt độ dưới 30°C, khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc Vaslor tránh xa tầm tay trẻ em.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo: davipharm.info

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến