Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Thứ ba, 20/05/2025 | 09:28
Theo dõi ULTV trên

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?

chua-bong-gan

Bong gân chân xảy ra khi dây chằng quanh khớp – đặc biệt là khớp cổ chân – bị kéo giãn hoặc rách do một tác động mạnh như ngã, trật chân, vận động sai tư thế hoặc tai nạn trong thể thao. Theo bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y sỹ đa khoa Sài Gòn,  tùy vào mức độ tổn thương, bong gân được chia làm 3 cấp độ:

Cấp độ nhẹ: Dây chằng bị căng nhưng chưa rách. Chân có dấu hiệu sưng nhẹ quanh mắt cá, đau khi vận động.

Cấp độ trung bình: Dây chằng bị rách một phần, gây đau dữ dội hơn, bầm tím và sưng nhiều hơn.

Cấp độ nặng: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, chân sưng to, bầm tím lan rộng, có thể mất khả năng đi lại ngay sau chấn thương.

Trong những trường hợp nhẹ, việc chăm sóc tại nhà bằng cách chườm lạnh, nghỉ ngơi và sử dụng các loại lá cây đắp trực tiếp lên vùng tổn thương có thể hỗ trợ đáng kể cho quá trình hồi phục.

Việc sử dụng lá cây trong điều trị bong gân là phương pháp dân gian được lưu truyền lâu đời. Nhiều loại lá không chỉ giúp giảm đau, giảm sưng mà còn có đặc tính kháng viêm và thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó giúp vết thương chóng lành hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với bong gân mức độ nhẹ đến trung bình, không rách hoàn toàn dây chằng. Với các trường hợp nặng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra hình ảnh và điều trị chuyên sâu.

Dưới đây là những loại lá được nhiều thầy thuốc Y học cổ truyền tin dùng trong việc hỗ trợ điều trị bong gân chân tại nhà:

1. Lá náng hoa trắng

Náng hoa trắng là cây thuốc nam quý thường được sử dụng để trị bong gân, sai khớp, đau nhức xương khớp. Loại lá này có tính mát, giúp làm dịu vết thương, tiêu sưng và tan máu bầm. Đặc biệt, khi giã nát lá náng rồi đắp lên vùng bị tổn thương sẽ giúp thông kinh hoạt lạc, giảm cảm giác đau nhức hiệu quả. Người bị bong gân nhẹ, tụ máu tím có thể sử dụng hàng ngày để cải thiện nhanh chóng tình trạng chấn thương.

2. Lá ngải cứu, lá lốt và lá si

Sự kết hợp giữa 3 loại lá này được xem là bài thuốc dân gian trị bong gân hiệu quả. Lá ngải cứu có tính ấm, tác dụng tán hàn, giảm đau và chống viêm. Lá lốt thì chứa nhiều tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và chống sưng. Lá si, hay còn gọi là thụ diệp, góp phần làm dịu cơn đau và thúc đẩy lưu thông máu. Người bệnh có thể giã nát hỗn hợp ba loại lá này, làm ấm lên và đắp vào vùng bị bong gân, cố định bằng vải sạch trong vài giờ mỗi ngày.

3. Lá thuốc bỏng (diệp sinh căn)

Lá thuốc bỏng nổi tiếng với công dụng làm dịu vết thương ngoài da, chống viêm và tiêu độc. Trong y học hiện đại, lá này được phân tích là có chứa acid malic, flavonoid, pyruvic… có khả năng chống nhiễm khuẩn và tái tạo tế bào. Khi bị bong gân, dùng lá thuốc bỏng giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng sưng đau có thể giúp giảm cảm giác đau nhức, hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh hơn.

Tuy nhiên, theo bác sĩ, giảng viên Lê Xuân Hùng hiện đang công tác tại trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, mặc dù các bài thuốc từ lá cây lành tính và ít tác dụng phụ, nhưng để đạt hiệu quả và an toàn, người bệnh cần chú ý:

Rửa sạch lá trước khi sử dụng để tránh nhiễm khuẩn vết thương.

Không đắp lên vết thương hở hoặc da bị trầy xước nặng.

Nếu sau 2–3 ngày không có dấu hiệu cải thiện hoặc sưng to hơn, cần đi khám ngay.

Kết hợp với việc nghỉ ngơi, hạn chế vận động và kê cao chân khi nằm để máu lưu thông tốt hơn.

Việc sử dụng lá cây để điều trị bong gân là một cách chữa dân gian hiệu quả trong nhiều trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần nhận biết rõ mức độ tổn thương để lựa chọn phương pháp phù hợp. Trong mọi tình huống, việc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa vẫn luôn là lựa chọn an toàn và khoa học.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến