Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Thứ năm, 22/05/2025 | 22:03
Theo dõi ULTV trên

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.

quy-dinh-ve-tieu-chuan-cua-chuc-danh-cao-dang-y-si-da-khoa-va-cao-dang-y-hoc-co-truyen 01

Bộ Y tế cho biết, tại điều 10, Điều 11 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh y sĩ hạng IV, mã số V.08.03.07 yêu cầu trình độ: "Tốt nghiệp y sĩ trình độ trung cấp". Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Ngày 25/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thay thế Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, trong đó thay đổi nhiều quy định về quản lý viên chức, theo đó phân loại trình độ đào tạo theo chức danh nghề nghiệp. Cụ thể, viên chức được phân loại theo trình độ đào tạo có các chức danh nghề nghiệp: Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo đại học; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp có yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.

Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau: a) Chức danh nghề nghiệp hạng I; b) Chức danh nghề nghiệp hạng II; c) Chức danh nghề nghiệp hạng III; d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV; đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.

Căn cứ quy định nêu trên, chức danh nghề nghiệp y sĩ hạng IV yêu cầu trình độ trung cấp, xếp lương viên chức loại B phù hợp với xếp loại viên chức hạng V.

Ngày 30/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Tại khoản 2, Điều 8 quy định: "Người có một trong các văn bằng sau đây được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp giấy phép hành nghề đối với chức danh y sĩ:

a) Chức danh y sĩ với phạm vi hành nghề y sĩ đa khoa:

- Văn bằng Cao đẳng y sĩ đa khoa, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng Cao đẳng y sĩ đa khoa;

- Văn bằng cử nhân y khoa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học.

b) Chức danh y sĩ với phạm vi hành nghề y sĩ y học cổ truyền: Văn bằng Cao đẳng y sĩ y học cổ truyền hoặc Cao đẳng y học cổ truyền, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng y sĩ y học cổ truyền hoặc cao đẳng y học cổ truyền.

  • Tại khoản 2, Điều 127 quy định: a) Chức danh y sĩ với phạm vi hành nghề y sĩ đa khoa:

Văn bằng trung cấp y sĩ, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp y sĩ. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027.

quy-dinh-ve-tieu-chuan-cua-chuc-danh-cao-dang-y-si-da-khoa-va-cao-dang-y-hoc-co-truyen 02

b) Chức danh y sĩ với phạm vi hành nghề y sĩ y học cổ truyền:

- Văn bằng trung cấp y sĩ y học cổ truyền hoặc trung cấp y học cổ truyền, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp y sĩ y học cổ truyền hoặc trung cấp y học cổ truyền. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027.

Do đó, để phù hợp với các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hạng IV, tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất quy định trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.

Viên chức y sĩ đã được tuyển dụng, bổ nhiệm với chức danh y sĩ hạng IV có trình độ đào tạo trung cấp, xếp lương viên chức loại B từ trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải chuẩn hoá trình độ đào tạo cao đẳng chậm nhất trước ngày 01/01/2030. Trường hợp viên chức đã có trình độ cao đẳng y sĩ được xếp lương viên chức A0.

Theo dự thảo, y sĩ hạng IV - Mã số: V.08.03.07 cần tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sau: Tốt nghiệp cao đẳng y sĩ đa khoa, y học cổ truyền; có giấy phép (chứng chỉ) hành nghề y sĩ đa khoa, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp y sĩ.

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức khỏe nhân dân; xác định tình trạng bệnh lý và yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; phát hiện, can thiệp và dự phòng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh đó, có kỹ năng tổ chức thực hiện và theo dõi các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý sức khỏe, quản lý bệnh nghề nghiệp; có kỹ năng tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; có kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ.

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai là loài cây mọc hoang quen thuộc ở vùng đồng bằng, trung du Việt Nam, được dân gian tin dùng như một vị thuốc y học cổ truyền quý. Từ rễ, lá, thân đến quả, quýt gai mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, an toàn và dễ áp dụng.
Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì – phần vỏ rễ của cây dâu tằm – là một vị thuốc được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyền. Không chỉ nổi bật với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh mãn tính, dược liệu này còn đóng vai trò trong việc điều hòa cơ thể, giúp an thần, tiêu viêm và tăng cường tuần hoàn khí huyết.
Đăng ký trực tuyến