Bác sĩ thú y hướng dẫn kỹ thuật cho chó uống thuốc sau khi tiêm

Thứ hai, 04/04/2022 | 21:56

Bác sĩ thú y trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ kỹ thuật cho chó uống thuốc sau khi tiêm hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn về sức khỏe và tinh thần cho cún cưng

Trong quá trình tiêm cho chó cưng thì ta thường đi kèm với việc cho chúng uống thuốc. Kết hợp tiêm và uống thuốc sẽ giúp chó nhanh khỏe hơn, tuy nhiên một số loại thuốc rất khó ngửi, hiện ít loại thuốc của chó có mùi vị dễ uống bởi vậy chúng thường không muốn uống thuốc hoặc nôn thuốc trong miệng ra như vậy sẽ mất tác dụng của thuốc. Do đó khi cho chó uống thuốc ta nên để ý xem chúng ấy đã nuốt thuốc hay chưa

1906_Pill-Medication-R82370076-56a7a3d55f9b58b7d0ec588e

Hướng dẫn cách cho chó uống thuốc dạng nước

Theo bác sĩ thú y trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ, các bước thực hiện khi cho chó uống thuốc dạng nước gồm:

- Chuẩn bị thuốc và nên lắc đều chai thuốc. Sau đó ta rút một lượng vừa đủ vào ống tiêm rồi để ống tiêm ở nơi thuận lợi. Tiếp đến ta gọi chú chó đến một cách vui vẻ, không nên để cho cảm thấy lo sợ, bất an.

- Ta cần đặt chân sau của chó tựa vào một vật gì đó, việc này sẽ giúp chó cưng không thể lùi xa ra phía ta được. Hoặc nếu ta để chú chó ở một bề mặt cao hơn mặt đất thì ta cần phải có người hỗ trợ. Người đó sẽ giữ cố định phần vai và ngực của chú chó để nó sẽ không nhảy ra hoặc rơi khỏi bàn.

- Dùng một tay cầm lấy ống tiêm, tay còn lại sẽ nhẹ nhàng nắm lấy miệng chó cưng từ phía trên. Sau đó cần đẩy đầu chú chó cho ngửa ra phía sau và đặt đầu ống tiêm vào khoảng trống giữa má và răng của chú chó. Chậm rãi bơm thuốc từ từ vào miệng chú chó cưng. Việc này cần làm chậm rãi, cẩn thận, tránh chó cưng bị sặc thuốc.

d36ba8a0fdd391da809ec2d2f
d36ba8a0fdd391da809ec2d2f

Trong quá trình cho chó cưng uống thuốc

- Bạn nên chia thành nhiều lượt bơm thuốc vào miệng chó theo lượng nhỏ và có thời gian nghỉ giữa mỗi lượt. Không được bơm thuốc quá nhanh khi chó chưa kịp nuốt lượng thuốc trong miệng và cũng tuyệt đối không nên bơm một lượng thuốc lớn vào miệng chú chó. Khi đó chú chó có thể bị sặc hoặc nôn mửa.

- Trong quá trình bơm thuốc vào miệng cún cưng ta nên giữ kín miệng chó và hơi nâng đầu chúng. Nó sẽ giúp cún cưng của bạn dễ dàng nuốt thuốc hơn. Có thể nhẹ nhàng xoa phần hầu của chú chó để chú chó có thể nuốt được dễ dàng hơn.

Cách cho chó uống thuốc dạng viên 

Ta nên ra lệnh cho chú chó ngồi ngay ngắn. Sau đó dùng một tay mở miệng của nó ra. Tay còn lại sẽ ném viên thuốc vào miệng của chúng. Ta nên ném làm sao để thuốc rơi ở vị trí cuối lưỡi. Nhưng nên cẩn thận không để chú chó bị nghẹn. Rồi ta sẽ dùng tay nắm chặt miệng của chúng lại để tránh chúng nhả thuốc ra. Để đầu của chú chó ngửa lên và dùng tay còn lại vuốt nhẹ nhàng phần hầu của chú chó.

Khi chó đã nuốt thuốc xuống bụng thì chú chó sẽ liếm môi và ta đã thấy thuốc đã hoàn toàn được nuốt xuống. Có một điều lưu ý nhỏ khi cho chó uống thuốc là ta nên khích lệ chúng. Tuyệt đối không nên hô gọi nó đến uống thuốc vì có thể nó sẽ sợ. Ta nên lại gần nó và cún cưng uống thuốc.

Trong một số trường hợp chó sẽ nôn ra một ít thuốc, khi đó ta không nên cho chú chó dùng thêm bất kì liêu thuốc nào nữa trừ trường hợp chú chó đã nôn ra toàn bộ phần thuốc đã được đưa vào.

cho-cho-uong-thuoc-tay-gi
cho-cho-uong-thuoc-tay-gi

Sau khi cho chó uống xong thuốc

Sau khi cho chú chó uống thuốc ta nên dùng khăn mềm ẩm lau những phần thuốc trên mặt chúng. Để chú chó sẽ không đánh hơi được mùi thuốc và chúng sẽ không cảm thấy sợ hãi cho những lần uống thuốc tiếp theo.

Chúng ta nên thường khen ngợi chú chó để chó cảm thấy phấn khởi. Nếu có thể ta hãy thưởng đồ ăn ngon cho chú chó sau mỗi lần uống thuốc. Điều này sẽ giúp những lần uống thuốc tiếp theo sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Ta cũng nên chú ý lần đầu cho chú chó uống thuốc phải thật nhẹ nhàng,suôn sẻ. Thì những lần sau cho chú chó uống thuốc mới dễ dàng được.

Những điều cần chú ý sau khi cho uống thuốc

Cho chó uống nước ngay để giúp thuốc trôi xuống.

Thưởng sau khi chó uống thuốc

Thổi nhẹ vào mũi chó để kích thích phản xạ nuốt.

Sau khi xong bạn nên kiểm tra lại miệng chó để đảm bảo nó đã nuốt hết thuốc

Xoa tay lên cổ họng phía dưới cằm để động viên và giúp chó yên tâm.

Trên đây là những chia sẻ từ Bác sĩ thú y Trường Đại học Lương Thế Vinh, chúc bạn đọc có được những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cún cưng của mình.

Từ khóa: Bác sĩ thú y
Tuyển sinh Đại học ngành Bác sĩ Thú Y và được Miễn 100% học phí năm 2024

Tuyển sinh Đại học ngành Bác sĩ Thú Y và được Miễn 100% học phí năm 2024

Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi thú cưng tại Việt Nam đang ngày một tăng cao, các phòng khám thú y, bệnh viện thú y được mở nhiều ra mang đến nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học ngành Bác sĩ Thú Y.
Ngành Bác sỹ thú y xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Ngành Bác sỹ thú y xét tuyển những tổ hợp môn nào?

Ngành Bác sỹ thú y đang là một trong những ngành được nhiều bạn trẻ lựa chọn như một hướng đi mới cho bản thân. Vậy thí sinh muốn theo học ngành Bác sỹ thú y cần đăng ký xét tuyển những tổ hợp môn nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Học gì để trở thành Bác sỹ thú y?

Học gì để trở thành Bác sỹ thú y?

Ngày nay, lĩnh vực thú y và khoa học thú y ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay trên cả nước chỉ có khoảng 23 trường đại học đào tạo ngành này, không đủ đáp ứng nhu cầu xã hội.
Ngành Bác sỹ thú y và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Ngành Bác sỹ thú y và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Nhắc đến ngành Bác sỹ thú y, không ít bạn trẻ cho rằng đây là ngành học chỉ gắn liền với động vật, bệnh lý, thuốc men,… Tuy nhiên, ngành học này thật ra lại có rất nhiều điều thú vị hơn những gì lâu nay chúng ta vẫn nghĩ.
Đăng ký trực tuyến