Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh thần kì từ Nhân sâm

Thứ hai, 06/05/2024 | 08:02

Theo Đông y nhân sâm vị ngọt hơi đắng, tính hơi ôn; vào kinh tâm tỳ, phế. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, tỳ vị hư nhược, phế hư suyễn khái, tự hãn, kiện vong, huyễn vựng.

Nhân sâm

Nhân sâm là vị thuốc được lấy từ rễ cây Nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.) - một loài cây thân thảo sống lâu năm, thuộc họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Loài thực vật này sinh trưởng chủ yếu ở vùng núi cao, lạnh, tuyết. Một cây sâm cho chất lượng tốt phải hội tụ cả môi trường sống lẫn số năm tuổi. Các nơi Nhân sâm mọc hoang và được trồng nổi tiếng là Khai Thành (Triều Tiên - nơi có truyền thống lâu đời nhất), Trung Quốc (Cát Lâm, Liêu Ninh), Hàn Quốc, bắc Mỹ, vùng Viễn Đông (Liên Xô cũ).

Cây Nhân sâm có chiều dài thân và rễ khoảng 7 ~ 10cm, đường kính khoảng 2 ~ 3 cm. Một số cây Nhân Sâm có tổng chiều rễ và rễ con là 34cm, trọng lượng khoảng 40 ~ 120 g. Có khi lên đến 300g. Vụ thu hoạch của Nhân sâm được thực hiện vào mùa thu, khoảng tháng Chín hoặc tháng Mười, khi đó toàn bộ chất dinh dưỡng tập trung vào phần rễ Nhân sâm do vậy phải thu hoạch ngay để có được sản phẩm đạt chất lượng cao. Một thu hoạch lý tưởng được thực hiện trong năm thứ sáu.

Theo những tài liệu cổ của Y Học Cổ Truyền, nhân sâm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi.

Bài thuốc “Nhân sâm dưỡng vinh thang” là một trong những bài thuốc bổ có sử dụng vị thuốc quý Nhân sâm. Bài thuốc này thường được dùng cho những người cơ thể suy nhược, người mới ốm dậy, mắc bệnh mạn tính, thiếu máu, ăn ngủ kém. Bài thuốc là tinh hoa từ nhiều vị thuốc bổ khí, bổ huyết, kiện tỳ, liễm âm, ninh tâm định chí… phối ngũ với nhau để tạo nên tác dụng vô cùng tuyệt vời của bài thuốc.

\

Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà chia sẻ bài thuốc bao gồm các vị thuốc sau:

Nhân sâm 12g; Đương quy 12g; Bạch thược 12g; Thục địa hoàng 16g; Bạch Truật 12g; Phục linh 12g; Quế tâm 4g; Sinh Hoàng kỳ 12g; Trần bì 8g; Viễn chí 4g; Ngũ vị tử 4g; Đại táo 12g; Sinh khương 3 lát; Cam thảo 6g Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: Bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần. Chữa các bệnh: Phế tỳ khí hư, tâm tỳ dương hư, khí huyết lưỡng hư: Mệt mỏi suy nhược, tứ chi vô lực, đoản hơi đoản khí, cốt tiết (xương khớp) đau nhức, ăn uống kém nhạt miệng vô vị, hồi hộp đánh trống ngực, đạo hãn (ra mồ hôi trộm), chân tay lạnh, hay quên (kiện vong), mất ngủ (thất miên), nôn mửa (ẩu thổ). Đây là một bài thuốc “thập toàn đại bổ” (Nhân sâm, Phục Linh, Bạch truật, Cam thảo, Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Hoàng kỳ, Nhục quế), bỏ vị thuốc Xuyên khung và gia thêm các vị Ngũ vị tử, Trần bì, Viễn chí, có sử dụng Đại táo, Sinh khương cùng thang để kích thích tỳ vị kiện vận tốt hơn. Bài thuốc có sử dụng Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí (Phế chủ khí, phế khí vượng thì khí cũng các tạng phủ khác cũng vượng, tinh huyết tự sinh mà hình thể tự vượng) trị các chứng phế tỳ khí hư (ích thổ sinh kim).

Cùng với Nhân sâm còn có các vị thuốc Phục linh (kiện tỳ thấm thấp), Bạch truật (Kiện tỳ táo thấp), Cam thảo (Kiện tỳ ích khí) đều có tác dụng bổ khí, ích tỳ vị, lợi thấp, táo thấp (thấp làm hại tỳ thổ, làm tỳ mất kiện vận, mất nguồn hóa sinh khí huyết). Hoàng kỳ có tác dụng ích khí cố biểu, trong phương lại có Đương quy (bổ huyết) kết hợp cùng Hoàng kỳ có tác dụng sinh huyết (ích tỳ khí, làm mạnh nguồn hóa sinh ra khí huyết, từ cái vô hình sinh ra cái hữu hình, khí thuộc dương, huyết thuộc âm, bổ khí huyết ở đây hợp với cái lý dương sinh âm trưởng là vì vậy). Thục địa là vị thuốc có tác dụng bổ âm, bổ huyết (thục địa bổ ích âm tinh mà sinh ra huyết).

Trong bài sử dụng Ngũ vị tử, Bạch thược có tác dụng liễm âm mà dưỡng huyết. Trần bì, Quế tâm có tác dụng ôn kinh, thông kinh lạc để khí huyết được vận hành thông sướng, đi tới lục phủ ngũ tạng, cơ nhục mà nuôi dưỡng toàn thân. Viễn chí (bỏ lõi) có tác dụng dưỡng tâm an tâm, ninh tâm định chí, các vị thuốc bổ khí huyết giúp khí huyết đầy đủ, tâm tỳ được nuôi dưỡng, ngũ tạng được dưỡng vinh. Toàn bài có tác dụng ích khí bổ huyết, dưỡng tâm an thần.

Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả

Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả

Uống rượu giao lưu, vui vẻ, nhưng gây nhiều tác hại cho người uống. Dân gian ta có nhiều bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả cao. Ví dụ như: cây sắn dây, cà gai leo, lá mít, trần bì, chỉ cụ, thảo đậu khấu,... Việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên không chỉ an toàn mà có tác dụng giải rượu rất nhanh.
Rau Cần biển – món ăn bài thuốc y học cổ truyền tốt cho sức khỏe

Rau Cần biển – món ăn bài thuốc y học cổ truyền tốt cho sức khỏe

Rau Cần biển, được biết đến là rau tiến vua, là một loại rau biển độc đáo với giá trị dinh dưỡng cao.
Bác sĩ cảnh báo bệnh do Balantidium coli: Cách nhận biết và phòng bệnh

Bác sĩ cảnh báo bệnh do Balantidium coli: Cách nhận biết và phòng bệnh

Balantidium coli là một loài trùng lông kí sinh trong họ Balantidiidae. Đây là loài kí sinh cơ bản ở đường ruột của các loài động vật như lợn và người.
Nhung hươu – viên ngọc quý của đông y với những công dụng diệu kỳ

Nhung hươu – viên ngọc quý của đông y với những công dụng diệu kỳ

Nhung hươu là một dược phẩm quý được sử dụng từ xa xưa, ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu á, đặc biệt là việt nam.
Đăng ký trực tuyến