Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc hỗ trợ trị bệnh nấc

Thứ sáu, 21/06/2024 | 10:18
Theo dõi ULTV trên

Nấc là một triệu chứng nhưng gây khá nhiều phiền toái đến người bệnh. Vậy y học cổ truyền có phương thuốc nào điều trị hiệu quả chứng bệnh này? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin dưới đây.

bài thuốc chữa nấc

Theo Đông y, bệnh nấc gọi là ách nghịch; được chia thành 3 loại là hàn ách, nhiệt ách và nấc do hư thoát, từ đó có các bài thuốc điều trị phù hợp với từng thể loại bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấc nhưng phần lớn là do bệnh tật gây ra. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, một số bệnh thuộc hệ thống tiêu hóa như viêm thực quản cấp tính hoặc mạn tính; bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, các bệnh thuộc dạ dày – tá tràng như viêm tá tràng, viêm dạ dày,  viêm loét dạ dày – tá tràng…; tổn thương hệ thần kinh, bị stress, nấc sau phẫu thuật; sử dụng thuốc; điều trị ung thư; sử dụng dược phẩm hoặc hóa chất độc;…

Tuy vậy, trong nhiều trường hợp nấc không xác định được nguyên nhân, nên rất khó khăn trong công tác điều trị, có khi bác sĩ phải điều trị thăm dò. Lúc này, bạn có thể dùng các bài thuốc đông y để hỗ trợ điều trị bệnh nấc.

Trong Đông y các thầy thuốc sẽ trị nấc theo phân loại thể bệnh. Tùy theo thể bệnh mà áp dụng bài thuốc y học cổ truyền tương ứng.

Bài thuốc hỗ trợ trị nấc do lạnh (hàn ách)

Dùng bài: Tứ nghịch gia vị.

Thành phần bài thuốc gồm: Can khương 30g, chích thảo 10g, phụ tử 25g, sa nhân 25g, sinh khương 30g, đinh hương 25g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc hỗ trợ trị nấc do nhiệt (nhiệt ách)

Nhiệt ách là bệnh nấc thuộc nhiệt. Bệnh xuất hiện các triệu chứng như khát nước, phiền táo hỏa thịnh.

Dùng bài: Hoàng cầm thang.

Thành phần bài thuốc gồm các vị thuốc sau: Bạch thược 30g, bán hạ 30g, hoàng cầm 25g, sinh khương 30g, cam thảo 10g, thạch cao 40g, thị đế 30g, đinh hương 25g, bạch đậu 30g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Trường hợp hỏa vị xung mà gây nấc, nấc liên tục có thể dùng bài Yên vị:

Thành phần bài thuốc gồm các vị thuốc sau: Hoàng cầm 30g, thạch hộc 30g, thạch cao 40g, mộc thông 30g, sơn tra 20g, trạch tả 20g, trần bì 15g, hoàng liên 8g, mạch nha 20g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc hỗ trợ trị nấc do hư thoát

Trường hợp nấc do hư thoát, Theo Tiến sĩ Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh, cho rằng nên dùng bài thuốc sau: Bạch linh 30g, phòng sâm 30g, bạch truật 30g, sa nhân 15g, cam thảo 3g, trần bì 25g, đinh hương 20g, bán hạ 30g, thị đế 30g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Trường hợp vị hư hàn nấc liên tục: Dùng bài Đinh hương thị đế thang

Thành phần bài thuốc gồm các vị: Bạch linh 30g, cát lâm sâm 30g, cam thảo 8g, trần bì 25g, thị đế 30g. đinh hương 25g, lương khương 20g, sinh khương 20g.

Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang ý nghĩa tham khảo và không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/dược sĩ. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về thuốc thì nhanh chóng liên hệ đến thầy thuốc/bác sĩ để kịp xử lý.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến