Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ cách chống viêm, giảm đau từ quả Sung

Thứ tư, 27/11/2024 | 14:45
Theo dõi ULTV trên

Quả sung là quả rất quen thuộc với chúng ta, nhất là ở các vùng nông thôn, nhiều nhà vẫn trồng cây sung quanh bờ ao của mình. Quả sung có rất nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm tác dụng của quả sung.

quả sung

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết, cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm. Quả sung mọc thành chùm ở thân hoặc cành già, khi chín có màu đỏ, vị ngọt. Quả non hơi chát và nhiều nhựa. Quả sung không những dùng để ăn mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Về dinh dưỡng, trong100g sung chín chứa 79g nước; 0,4g chất béo; 0,8g protein; 19g bột đường; 1,2g chất xơ; 142 UI sinh tố A; vi chất Ca, Sắt, Na, Kali, phốt pho và vitamin C, B1, B2, B6, PP…

Trong y học cổ truyền, sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thủng, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn phong thấp...

Sau đây là một số cách dùng sung chữa bệnh, mời bạn đọc tham khảo:

Chữa khản tiếng: Chỉ cần dùng 20g quả sung sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Chữa đau họng do viêm họng: Dùng quả sung còn xanh, phơi khô, tán mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần. Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.

Ho khan không có đờm: sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dễ ăn.

Chữa viêm khớp: quả sung tươi 500g, thịt lợn nặc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh. Hoặc lấy sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn. Ăn hằng ngày có thể chữa bệnh đau khớp rất hiệu quả.

Chữa trĩ: dùng quả sung vẫn còn xanh khoảng 15-20 quả, nấu canh cùng với một đoạn lòng lợn để ăn. Món canh này có tác dụng khá tốt đối với người mắc bệnh trĩ.

Phương pháp xông hoặc rửa trĩ bằng sung: dùng 10 quả sung hoặc có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5-2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, dùng khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 370C – 380C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8-10 ngày (1 liệu trình) cũng có tác dụng trị liệu tốt.

Bên cạnh đó, giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, với nhiều công dụng hữu ích trong điều trị một số bệnh lý, nhưng khi sử dụng quả sung bạn vẫn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Quả sung tươi hoặc khô là an toàn tuyệt đối đối với hầu hết mọi người khi được sử dụng trong thực phẩm;

Tiếp xúc da với quả hoặc lá sung có thể gây phát ban ở những người nhạy cảm;

Triệu chứng tiêu hóa: Vì quả sung có hàm lượng chất xơ cao, nên ăn quá nhiều quả sung - đặc biệt là quả sung khô - có thể gây tiêu chảy;

Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với quả sung.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của vị thuốc Me đất

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của vị thuốc Me đất

Me đất là một loài cây thông dụng thường thấy ở vườn nhà hoặc bờ ruộng khắp các tỉnh thành của nước ta. Ngoài công dụng dùng làm rau ăn (nấu canh chua), cây này còn giúp giải nhiệt, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kích thích tiêu hóa và hạ huyết áp.
Y học cổ truyền mách bạn những vị thuốc giúp giảm ho và bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

Y học cổ truyền mách bạn những vị thuốc giúp giảm ho và bảo vệ sức khỏe khi trời lạnh

Trong y học cổ truyền, nhiều vị thuốc tự nhiên được ứng dụng hiệu quả trong điều trị ho. Không chỉ làm dịu cơn ho, các vị thuốc này còn giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe, đặc biệt khi thời tiết thay đổi thất thường, gây ảnh hưởng đến đường hô hấp.
Y học cổ truyền khám phá công dụng của dược liệu Điền thất

Y học cổ truyền khám phá công dụng của dược liệu Điền thất

Theo y học cổ truyền thì củ điền thất có vị đắng, tính bình, hơi the, có ông dụng điều hòa kinh nguyệt, thông kinh bế và tiêu sưng viêm, bổ huyết, làm tan máu ứ, có tác dụng tiêu hoá, nhuận tràng, lợi mật.
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ thành phần dinh dưỡng và công dụng của rau ngót

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ thành phần dinh dưỡng và công dụng của rau ngót

Theo Đông y, rau ngót có tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng. Rau ngót chứa lượng đạm thực vật cao, nên nên được khuyến khích sử dụng thay thế cho đạm động vật.
Đăng ký trực tuyến