Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Găng tu hú

Thứ sáu, 20/09/2024 | 09:03
Theo dõi ULTV trên

Găng tu hú là một loại loại cây dại thường mọc hoang, đây là một cây thuốc y học cổ truyền có công dụng trị mụn nhọt hay lỡ loét vô cùng hiệu quả.

găng tu hú

Găng tu hú là một loại cây thuộc họ Cà phê Rubiaceae, có tên khoa học là Randia dumetorum Benth. Cây mọc hoang và hay được trồng làm hàng rào ở khắp các tỉnh vì nhiều gai. Cây nhỏ rất nhiều cành, trên cành rất nhiều gai dài 5cm-15mm, và to mọc ngược hay ngang đối với cành. Lá cứng hình bầu dục ở đầu, dài 2.5cm -7cm, rộng 1.5cm -3cm.

Găng tu hú thường ra hoa vào tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, hoa màu vàng nhạt hay trắng nhạt, thường mọc đơn độc, không cuống. Quả mọng màu vàng nhạt thường ra vào tháng 3 đến tháng 11, hình cầu hay hình trứng, đường kính 2.5cm -5 cm, nhẵn, trên đầu có lá đài tồn tại. Trong chứa nhiều hạt màu đen lẫn trong cơm nằm đầy trong quả.

Cây găng tu hú mọc hoang ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Ở các vùng nông thôn, loại cây này được người dân mang về trồng quanh nhà làm hàng rào để bảo vệ tài sản do có nhiều gai.

Ở Việt Nam, cây thường phân bố ở Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai. Ngoài ra, cây còn có ở các nước nhiệt đới châu Á và Đông Phi châu.

Theo y học cổ truyền, găng tu hú có các tác dụng sau đây: Quả làm kích thích gây nôn. Cơm quả cầm lỵ, trừ giun, gây sẩy thai. Vỏ quả làm săn da. Vỏ cây se, có tác dụng bổ và lợi tiêu hóa. Nước chiết vỏ rễ có tác dụng diệt trùng.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh, ở Trung Quốc, người ta gọi găng tu hú là Sơn thạch lựu. Rễ và quả dùng trị đòn ngã và trừ phong thấp. Quả, rễ và vỏ cây được sử dụng làm thuốc, có thể dùng để gây nôn mửa. Lá cây giã lẫn với đường để đắp tiêu sưng đau.

Ở Ấn Độ, vỏ cây dùng làm thuốc uống trong và cũng dùng ngoài đắp trị đau xương trong khi bị sốt; dùng ngoài đắp để giảm đau trong bệnh thấp khớp.

Ở nước ta thấy ít dùng cây này làm thuốc. Thường người ta chỉ dùng giật quần áo thay xà phòng đối với những hàng tơ lụa không chịu được xà phòng và không bị ảnh hưởng của chất màu của nước sắc hay nước ngâm của quả găng.

Vỏ rễ và thân dùng hãm uống để điều kinh. Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.

Dùng quả găng bổ đôi, bỏ hột, cho vôi vào, lấy đất sét bọc ngoài, đốt tồn tính. Sau đó ta bỏ đất, tán quả thành bột rắc quanh nơi loét (kinh nghiệm nhân dân).

Dùng lá găng tu hú đã phơi khô. Lấy 20 – 30g dược liệu khô sắc với 4 bát nước cho cạn còn 1 bát. Gạn ra chia 2 phần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Dùng liên tục hàng ngày 1 thang, duy trì trong vòng 1 tháng hoặc khi thấy sức khỏe hồi phục.

Điểm danh những cây thuốc y học cổ truyền chữa bệnh đau lưng tốt nhất

Điểm danh những cây thuốc y học cổ truyền chữa bệnh đau lưng tốt nhất

Đau lưng là một chứng bệnh dễ gặp ở người có tuổi và rất khó trị dứt điểm. Điều trị đau lưng bằng những cây cỏ thiên nhiên dường như đang được nhiều người áp dụng rất hiệu quả.
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Găng tu hú

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Găng tu hú

Găng tu hú là một loại loại cây dại thường mọc hoang, đây là một cây thuốc y học cổ truyền có công dụng trị mụn nhọt hay lỡ loét vô cùng hiệu quả.
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh từ cây rau khúc

Theo Đông y, Rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế, là vị thuốc hay trong các bài thuốc trị hiệu quả các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở…
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Lạc giao

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Lạc giao

Lạc giao là một loại cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc nước ta. Sau đây là một số thông tin về đặc điểm và công dụng mà cây lạc giao đem lại.
Đăng ký trực tuyến