Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Nhót tây

Chủ nhật, 03/11/2024 | 08:30
Theo dõi ULTV trên

Trong y học cổ truyền, cây Nhót tây được sử dụng trong một số phương pháp điều trị truyền thống, đặc biệt là trong các hệ thống y học cổ truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cây Nhót tây thường được sử dụng để điều trị một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả các vấn đề hô hấp, tiêu hóa và da liễu.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của cây Nhót tây

Cây nhót Tây, còn được gọi là cây Phì phà, nhót Nhật Bản, cây Tỳ bà, là một cây cao 6-8cm, rộng 3-8cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt, hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15-20mm, có lông màu hung đỏ. Quả thịt hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3-4cm, đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại, thịt dày có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1-2 hạt không phôi nhũ, mùa quả chín vào tháng 4-5.

Cây trồng và mọc hoang nhiều nơi ở Việt Nam, nhiều nhất ở vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội. Nguồn gốc của cây ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Lá hái vào tháng 4-5. Cần lau sạch lông, thái nhỏ, phơi hay sấy khô mà dùng. Nhân hạt tỳ bà gọi tì bà nhân.

Theo y học cổ truyền, nhót tây có vị đắng, tính bình có tác dụng tác dụng mạnh thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm, thường được dân gian dùng để chữa bệnh do nhiệt mà sinh ho, nhiều đờm,nôn khan, miệng khát, chữa ho nôn mửa, giúp sự tiêu hóa , phụ nữ có thai nôn mửa. Quả nhót tây chứa nhiều dinh dưỡng, ngoài ăn vui miệng, loại quả này còn có tác dụng tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Theo TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết một số công dụng chữa bệnh của cây Nhót tây như sau:

Chữa ho hen (do phế nhiệt): Nhót tây chích mật 12 g, Tang bạch bì 14 g, Bạch tiền 12 g, Cát cánh 8 g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa buồn nôn và nôn (do Vị nhiệt): Nhót tây 12g, Trúc nhự 12 g, Lô căn 12g, Cam thảo chích 6g. Sắc lấy nước uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).

Chữa chứng quy hung (ngục nhô ra như con rùa): Nhót tây, Bạc hà, Bối mẫu, Bách hợp, Sa sâm , Tang diệp, Thiên hoa phấn, Tiền hồ, Xạ Can, Tô tử, Sinh khương. Liều tuỳ chứng sắc uống. (Tỳ Bà Diệp Thang).

Chữa phế ho do phong nhiệt: Nhót tây 12g Cam thảo 4g, Hoàng bá 4g, Hoàng liên 4g, Nhân sâm 4g, Tang bạch bì 8g,. Sắc uống. (Tỳ Bà Thanh Phế Ẩm gia vị – Ngoại Khoa Đại Thành).

Trị Tỳ Vị hư nhược sinh ói mữa: Bán hạ 4g, Mao căn 80 g, Nhân sâm 4g, Phục linh 20 g, Sinh khương 7 lát, Tỳ bà diệp 8g. Sắc uống. (Tỳ Bà Diệp ẩm – Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương).

Trị trúng thử (cảm nắng) đầu váng, hoa mắt: Nhót tây 20 g, Chích thảo 40 g, Đinh hương 20g, Hậu phác 20 g, Hương nhu 30g, Mạch môn 40g, Mao căn 40g, Mộc qua 40 g, Trần bì 20g, Nhót tây 20 g, thêm Gừng 3 lát. Tán nhỏ mỗi lần dùng 12-14g, hoặc sắc uống. (Tỳ Bà Diệp Tán).

Trị ho, viêm khí quản mãn tính: Nhót tây 20 g (lau sạch hết lông), khoản đông hoa 10g, cam thảo 5 g, nước 600 ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).

Trị đổ máu cam: Nhót tây (lau sạch lông), sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g bột, chiêu bằng nước chè.

Bác sĩ Nguyễn Văn Phương có chia sẻ trên trang Thông tin y tế rằng: Nhót tây giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, đối với người nôn mửa do phong hàn hoặc hư hàn không nên sử dụng. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng dược liệu này điều trị bệnh.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến