Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu củ gấu biển

Thứ sáu, 06/12/2024 | 10:30
Theo dõi ULTV trên

Hương phụ được biết đến như một loại cây cỏ dại dân dã có sức sống mãnh liệt trong tự nhiên. Bên cạnh đó đây cũng là loại cây được sử dụng nhiều trong dân gian để bào chế các loại dược liệu nhằm chữa trị nhiều bệnh lý khác nhau.

củ gấu biển

Tìm hiểu củ gấu biển là gì?

Củ gấu biển hay còn gọi là hải hương phụ, hương phụ biển (Cyperus stoloniferus Retz), họ Cói (Cyperaceae). Hương phụ biển mọc phổ biến ở các vùng duyên hải nước ta, như Móng Cái (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Hải Hậu (Nam Định)…

Từ trước những năm 60 của thế kỷ trước, vị thuốc hương phụ được khai thác chủ yếu từ cây hương phụ vườn (Cyperus rotundus L.), cùng họ.

Hiện nay, củ gấu biển được coi là nguồn dược liệu hương phụ dồi dào hiện hữu ở nước ta. Trước khi dùng cần tiến hành chế biến bằng cách đem các củ hương phụ biển giã, tán với vỏ trấu, hoặc dùng máy xát để loại rễ phụ và làm bong lớp vỏ ngoài, sàng, sẩy cho sạch rồi đem chích với các phụ liệu: gừng, giấm, rượu, muối để có hương phụ nhất chế, nhị chế, tứ chế, hoặc thất chế.

Các thành phần và tác dụng của củ gấu biển

Thân rễ hương phụ biển chứa tinh dầu, trong đó có cyperen, β-caryophylen, selinen, cyperotundon, cyperolon, caryophylen oxyd, patchoulenon, isopatchoul. Ngoài ra, còn có các hợp chất axít phenol (axít. p. coumaric, axít ferulic, axít vanilic, a xít p. hydroxybenzoic), alcaloid, glycosid tim, flavonoid, tanin, protein, vitamin C, chất béo, các loại đường, nhiều nguyên tố vi lượng.

Cao lỏng hương phụ có tác dụng ức chế sự co bóp ruột cô lập của động vật thí nghiệm, làm cho tử cung dịu lại, dù con vật có thai hay không có thai, tác dụng giảm đau, ức chế thần kinh trung ương.

Tinh dầu có tác dụng kéo dài thời gian gây ngủ của pentobarbital, tác dụng chống viêm, tác dụng lợi tiểu. Tinh dầu hương phụ có tác dụng kiểu estrogen, kể cả hương phụ sống và chế. Ngoài ra, còn tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn tụ cầu, lỵ.

Theo Y học cổ truyền, tác dụng của củ gấu biển là hành khí giảm đau, khai uất điều kinh, kiện vị tiêu thực, thanh can hỏa.

Dùng trị đau bụng, đau hai bên sườn, sôi bụng, tiết tả, đau bụng kinh nguyệt, bế kinh khí hư bạch đới. Liều dùng, ngày 8-12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc hoàn.

Lưu ý với những người âm hư huyết nhiệt không nên dùng.

Củ gấu biển rất tốt trong việc điều trị một số bệnh phụ nữ

Theo TS Bùi Duy Hưng, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ, củ gấu biển có mùi thơm đặc trưng, nếm thấy vị hơi đắng. Sau khi thu hoạch, phần dược liệu cần được bảo quản ở nơi khô thoáng, không mối mọt, tránh ánh nắng trực tiếp. Củ gấu biển có những tác dụng như sau:

Củ gấu biển chữa đau dạ dày, ợ hơi, nôn ra nước trong: hương phụ, cao lương khương (riềng), mỗi thứ 12g hoặc hương phụ, can khương, mộc hương, mỗi vị 3g, khương bán hạ 10g, dùng dạng bột.

Củ gấu biển chữa tiêu hóa kém, bụng đầy trướng: hương phụ 20g, hậu phác nam, trần bì, chỉ xác, mỗi vị 12g, nam mộc hương 16g, sắc uống.

Củ gấu biển chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, khó sinh nở, khí hư bạch đới: hương phụ, bạch đồng nữ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 8-10g, sắc uống.

Củ gấu biển chữa chậm kinh, đau bụng dưới: hương phụ 5g, đương quy, bạch thược, mỗi vị 10g, xuyên khung 5g, ô dược 7g, ngải diệp 3g, sắc uống.

Củ gấu biển chữa băng huyết, rong kinh: hương phụ sao đen, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, có thể kèm theo tông lư thán (bẹ cây móc, sao đen), chiêu với nước cơm.

Củ gấu biển chữa kinh sớm, màu thẫm, do huyết nhiệt: hương phụ tứ chế, ngưu tất, mỗi vị 12g, cỏ nhọ nồi, rau má tươi, mỗi vị 30g, sinh địa, ích mẫu, mỗi vị 16g, cỏ roi ngựa 25g, sắc uống.

                                                                                                                                              Theo: Tin y tế

Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai – Cây thuốc y học cổ truyền quý từ thiên nhiên

Quýt gai là loài cây mọc hoang quen thuộc ở vùng đồng bằng, trung du Việt Nam, được dân gian tin dùng như một vị thuốc y học cổ truyền quý. Từ rễ, lá, thân đến quả, quýt gai mang lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, an toàn và dễ áp dụng.
Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì trong y học cổ truyền: Dược liệu quý hỗ trợ sức khỏe toàn diện

Tang bạch bì – phần vỏ rễ của cây dâu tằm – là một vị thuốc được sử dụng lâu đời trong Y học cổ truyền. Không chỉ nổi bật với khả năng hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh mãn tính, dược liệu này còn đóng vai trò trong việc điều hòa cơ thể, giúp an thần, tiêu viêm và tăng cường tuần hoàn khí huyết.
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trong số các phương pháp điều trị hiện nay, Y học cổ truyền với các bài thuốc Đông y ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài và ít tác dụng phụ.
Viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Viêm tuyến nước bọt là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc nhiều tuyến nước bọt trong cơ thể, bao gồm tuyến dưới hàm, tuyến mang tai và tuyến dưới lưỡi. Tình trạng này gây ra sự sưng đau và ảnh hưởng đến quá trình tiết nước bọt tự nhiên. Việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Đăng ký trực tuyến