Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Cúc nháp

Thứ ba, 07/05/2024 | 09:27

Cúc nháp hay còn được gọi với tên khác là Sài đất hay Ngổ núi. Đây là một loại cây mọc hoang được biết đến như một cây thuốc quý được áp dụng vào nhiều đơn thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm.

cây Cúc nháp

Cúc nháp có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr; thuộc họ Cúc – Asteraceae. Là cây thảo sống dai, đứng thẳng hay mọc bò, cao tới 40 cm. Thân màu xanh, có lông trắng. Lá cúc nháp mọc đối, hình bầu dục, có răng cưa to và nông, có lông thô ở cả hai mặt. Lá có 1 gân chính và 2 gân phụ xuất phát gần như từ một điểm ở phía cuống lá, nổi rõ ở mặt dưới lá. Cúc nháp thường ra hoa vào mùa hè, hoa có màu vàng tươi, xếp thành đầu ở nách lá hoặc ở ngọn cành. Quả bế nhỏ, không có lông.

Theo y học cổ truyền, Cúc nháp tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tiêu nhọt, kháng viêm, long đờm. Chủ trị các chứng ho, đau họng, viêm tuyến vú, rôm sảy, nổi mẩn, cao huyết áp… Ngoài ra, dược liệu này cũng được dùng trong dự phòng bệnh sởi, bạch hầu, hỗ trợ điều trị ung thư môn vị.

Cúc nháp được dùng dưới nhiều hình thức như sắc uống, nấu nước tắm hay giã đắp ngoài da. Tùy theo mỗi bệnh mà điều chỉnh liều dùng cho thích hợp.

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà chia sẻ những công dụng chữa bệnh của dược liệu Cúc nháp như sau:

 Trị mụn, lở, chàm: Cúc nháp 30g, kim ngân hoa, lá 15 g, khúc khắc 10g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16g. Sắc lấy nước uống ngày một thang. Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở cũng tốt.

Trị ung thư môn vị: Cúc nháp 30 g, bán chi liên 30 g, bạch hoa xà thiệt 30 g. Sắc uống ngày một thang.

Trị viêm bàng quang: Cúc nháp tươi 30 g, bồ công anh 20 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Trị nhọt: Cúc nháp 30 g, kim ngân hoa, lá 15g, khúc khắc (thổ phục linh) 10g, bồ công anh 20 g. Sắc lấy nước uống ngày một thang.

Trị sốt xuất huyết: Cúc nháp tươi 30g, kim ngân hoa 20 g, lá trắc bá (sao đen) 20g, củ sắn dây 20g (có thể dùng lá sắn dây), hoa hòe (sao cháy) 16g, cam thảo đất 16 g. Sắc lấy nước uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm củ tóc tiên (mạch môn) 20g.

Trị viêm tuyến vú: Cúc nháp 50 g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, thông thảo 20g, cam thảo đất 16 g. Sắc lá uống ngày một thang.

Trị rôm sảy trẻ em: Cúc nháp vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

Trị sốt cao: Sài đất 20g -50 g, giã nát, pha với nước uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

Dự phòng sởi hoặc bạch hầu: Dùng 15g -30 g cây khô, dạng thuốc sắc. Liên tục trong 3 ngày.

Bệnh ban độc, ban trái trẻ em, thường biểu hiện sốt nhức đầu, sốt về chiều, về đêm, sốt xuất huyết: Sài đất 6 g, Trùn hổ (chế) 3 con, Cỏ mực 4 g, Nhãn lồng 4g, Bạc hà 4 g, Thạch cao 2g. Đổ 600 ml nước, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Trẻ khi khát nước, kết hợp uống với chanh đường tuỳ thích (kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

Bác sĩ cảnh báo chứng rối loạn lo âu nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ cảnh báo chứng rối loạn lo âu nguyên nhân và cách điều trị

 Rối loạn lo âu là một nhóm các tình trạng tâm lý đặc trưng bởi cảm giác lo lắng quá mức và kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc phải.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ 8 loại trái cây giúp vết thương mau lành

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ 8 loại trái cây giúp vết thương mau lành

Mặc dù không thể làm cho vết thương lành ngay lập tức, một số loại trái cây có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào, giảm thời gian phục hồi sau chấn thương và tăng cường hệ miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Khám phá công dụng kỳ diệu của cây rau dớn trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng kỳ diệu của cây rau dớn trong y học cổ truyền

Cây rau dớn, hay còn được biết đến với tên gọi khoa học là Centella asiatica, là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học dân gian và y học hiện đại. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về đặc điểm và công dụng của cây rau dớn:
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng đông y

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ phương pháp điều trị cơ xương khớp bằng đông y

Cơ xương khớp là bệnh mạn tính rất phổ biến hiện nay, gồm hơn 100 bệnh lý cơ xương khớp khác nhau xuất hiện ở hầu hết các lứa tuổi. Cùng tìm hiểu cách điều trị nội khoa bệnh lý xương khớp bằng phương pháp Y học cổ truyền qua bài viết sau đây.
Đăng ký trực tuyến