Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Khiếm thực

Thứ sáu, 07/02/2025 | 10:30
Theo dõi ULTV trên

Khiếm thực từ lâu đã được coi là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, được ví như "nhân sâm trong nước" bởi những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Với những đặc tính nổi bật, khiếm thực thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc cổ phương nhằm bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý và tăng cường sinh lực cho cơ thể.

khiếm thực

Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, khiếm thực là một loại cây thủy sinh thường mọc ở ao, hồ. Loại cây này có lá hình tròn rộng, nổi trên mặt nước, mặt trên có màu xanh, còn mặt dưới có màu tím. Vào mùa hè, cành mang hoa vươn lên khỏi mặt nước, mỗi ngày chỉ nở vào buổi sáng và héo tàn vào buổi chiều. Quả của khiếm thực có hình cầu, vỏ ngoài có gai và chất xốp, có màu tím hồng bẩn, bên trong chứa nhiều hạt màu đen, thịt màu trắng.

Trong Y học cổ truyền, phần hạt (Semen Euryales) là bộ phận được sử dụng chính để làm thuốc. Khiếm thực có hình tròn, một đầu màu trắng, một đầu màu đỏ nâu. Phần bên ngoài trơn láng, có vết sâm hoa. Khi cắt ngang, bên trong có màu trắng bạch, chứa nhiều tinh bột.

Theo bà Tĩnh, trong Khiếm thực chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

- Tinh bột và enzyme catalaza, giúp hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

- Các dưỡng chất thiết yếu: 4,4% protid, 0,2% lipid, 32% hydrat carbon, 0,009% calcium, 0,11% phosphor, 0,0004% sắt (Fe), 0,006% vitamin C.

- Các hoạt chất quan trọng: calcium, phosphor, thiamine, nicotinic acid, vitamin C, carotene giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

Trong Y học cổ truyền, phần hạt (Semen Euryales) là bộ phận được sử dụng chính để làm thuốc. Khiếm thực có hình tròn, một đầu màu trắng, một đầu màu đỏ nâu. Phần bên ngoài trơn láng, có vết sâm hoa. Khi cắt ngang, bên trong có màu trắng bạch, chứa nhiều tinh bột.

Với những thành phần dinh dưỡng và dược tính phong phú, khiếm thực được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu:

1. Bài thuốc trị chứng hoạt tinh

Thành phần: 80g khiếm thực, 80g liên tu, 80g liên tử, 40g long cốt, 40g mẫu lệ, 80g sa uyển tật lê.

Cách dùng: Tán bột tất cả các vị thuốc trên, riêng liên tử nấu thành hồ để trộn với thuốc bột, viên thành hoàn nhỏ. Ngày uống 16 - 20g.

2. Bài thuốc trị mộng tinh, hoạt tinh

Thành phần: 60g kê đầu nhục, 60g khiếm thực, 30g liên hoa nhụy, 60g long cốt, 60g ô mai nhục.

Cách dùng: Tán bột, lấy sơn dược chưng chín, nghiền nát, trộn cùng bột thuốc để làm viên bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 30 viên với nước cơm khi đói.

3. Bài thuốc trị di tinh, bạch trọc

Thành phần: Khiếm thực, kim anh tử.

Cách dùng: Khiếm thực giã nát, phơi khô, tán bột, trộn với cao kim anh tử, viên thành hoàn nhỏ. Ngày uống 8 - 12g.

4. Bài thuốc trị đới hạ do thấp nhiệt

Thành phần: Khiếm thực, hoàng bá, xa tiền tử.

Cách dùng: Sắc uống hàng ngày.

5. Bài thuốc trị đới hạ do tỳ thận hư

Thành phần: Khiếm thực, sơn dược.

Cách dùng: Sắc uống giúp bồi bổ tỳ thận.

6. Bài thuốc trị tiêu chảy mãn tính do tỳ hư

Thành phần: Khiếm thực, bạch truật, đảng sâm, phục linh.

Cách dùng: Sắc uống để cải thiện hệ tiêu hóa.

7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị tiểu đường

Thành phần: 30g khiếm thực, 80 - 120g gan heo.

Cách dùng: Nấu chung hai nguyên liệu này và dùng trong bữa ăn.

Nhiều chuyên gia Y học cổ truyền khuyến cáo rằng khi sử dụng khiếm thực, cần đặc biệt lưu ý một số điều quan trọng. Do có tác dụng cố sáp và làm giảm nhu động ruột, vị thuốc này không thích hợp cho những người bị táo bón. Ngoài ra, những người mắc chứng hàn thấp nặng cũng không nên sử dụng khiếm thực. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên kết hợp khiếm thực với các vị thuốc khác theo hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến