Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của hạt đậu ván trắng

Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:47

Đậu ván trắng là một loài thực vật được trồng phổ biến ở khắp nước ta. Công dụng chủ yếu là để làm thực phẩm, nhưng ít ai biết được rằng, đậu ván trắng còn là một bài thuốc hữu hiệu theo y học cổ truyền.

hạt đậu ván trắng

Theo y học cổ truyền, hạt đậu ván trắng gọi là bạch biển đậu, hoặc biển đậu.  Muốn lấy hạt làm thuốc thì vào tháng 9  - 10, quả chín già, hái về đập lấy hạt, phơi khô là được. Từ hạt bạch biển đậu người ta còn chế ra các vị thuốc như: biển đậu y (vỏ hạt bạch biển đậu), biển đậu nhân (nhân hạt bạch biển đậu), bạch biển đậu sao (nhân biển đậu cho vào chảo sao).

Bạch biển đậu có vị ngọt, tính ấm, không độc, vào hai kinh túc thái âm tỳ và túc dương minh vị. Có tác dụng kiện tỳ, hòa trung, trừ thấp và giải độc. Dùng làm thuốc bổ tỳ vị, giải khát, chữa đau bụng, giải độc, rượu, thịt, cá có độc. Khi dùng trừ thấp thì dùng sống khi để bồi bổ và tăng cường chức năng tiêu hóa thì sao chín. Quả non làm rau ăn, quả già phơi khô tách hạt.

Hạt đậu ván trắng có tác dụng bổ khí: Liều dùng hàng ngày: 8 – 16g dưới dạng thuốc sắc. Tuy nhiên một số người bị vị hư hàn, bụng đầy hơi nên thận trọng khi sử dụng. Khi mùa hè đến, phát sốt, tiểu tiện không thông sử dụng bài thuốc gồm: đậu ván trắng để cả vỏ 50 g, sắc kỹ với nước, chắt lấy nước, để nguội chia làm 2 lần uống trong ngày.

Để phòng chống các chứng thấp nhiệt trong mùa hè gây nên chứng bệnh đau bụng tiêu chảy. Để dự phòng và chữa trị bệnh có thể dùng bài thuốc sau: Hạt đậu ván trắng 12g, hoắc hương 8g, sắc nước uống. Hoặc chỉ dùng một vị bạch biển đậu 30 quả, giã nát, chắt lấy nước uống.

Phòng chống nắng trong các tháng hè: Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh Lê Xuân Hùng cho biết Cũng giống với công dụng chữa bệnh của cây nhân trần, hạt đậu ván trắng có tác dụng ngăn chặn cái nóng của màu hè hiệu quả.  Bài thuốc gồm hạt đậu ván trắng 10g, hoắc hương 10g, hậu phác 10g, cam thảo nướng 5g, sắc nước uống thay trà trong ngày, làm mát cơ thể rất tốt.

Viêm đường ruột cấp tính trong mùa hè thu: hạt đậu ván trắng 20g, hoắc hương 8g, thương truật 8g, sắc nước uống.

Giải độc cơ thể: Nếu bạn ăn phải thịt gia cầm, tôm, có độc, dẫn tới ngộ độc, có thể dùng hạt đậu ván trắng để chữa trị: Hạt đậu ván trắng tươi 30g quả giã nát, hòa với nước sôi để nguội uống.

Dùng chữa bệnh lỵ, tiêu chảy. Liều dùng 9g, hoa đậu ván trắng ăn như rau sống kiện tỳ hòa vị, thanh thử hóa thấp, thanh nhiệt sinh tân, nhuận tràng, sáp tinh.

Mùa hạ đi lỵ tiêu chảy, phát sốt: Dùng hoa đậu ván 20g, cho vào nồi luộc với một quả trứng gà, ăn trứng và uống nước thuốc. Hoặc dùng hoa đậu ván trắng sấy khô, nghiền thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g. Sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền này vài ngày sẽ khỏi bệnh

Trẻ nhỏ kém ăn: hoa đậu ván trắng 20g, sắc với nước, thêm chút đường vào cho ngon, uống hàng ngày, uống liên tục trong nhiều ngày.

Mùa hạ bị trúng nắng, ngực đầy tức, buồn nôn, tiêu lỏng: dùng hoa đậu ván trắng 8g, lá hoắc hương tươi 12g, sắc uống thay nước trong ngày.Phụ nữ bị kinh nguyệt không đều: Hoa khô tán bột, uống 2g mỗi lần, uống 3 lần lúc đói với nước cơm.

Khớp xương đau nhức, chân tay tê dại:Khi khớp xương đau nhức, có thể dùng 30g rễ đậu ván trắng, sắc kỹ với nước, chia thành nhiều phần uống trong ngày, có tác dụng giảm đau.

Bài thuốc Y học cổ truyền từ hạt đậu ván và hoa đậu ván trên đây có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, ngoài việc điều trị bệnh nó còn cung cấp những dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Cùng bác sĩ y học cổ truyền khám phá 10 lợi ích từ tinh dầu hoa anh thảo

Cùng bác sĩ y học cổ truyền khám phá 10 lợi ích từ tinh dầu hoa anh thảo

Dầu hoa anh thảo được sử dụng phổ biến trong sản phẩm chăm sóc da, thực phẩm bổ sung và cả sức khỏe răng miệng.
Lá Sầu vị thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh đau khớp

Lá Sầu vị thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh đau khớp

Cây sầu đâu được xem là một nguồn dược liệu quý, có tên gọi khác như hạt khổ sâm, chù mền, cây cứt chuột, nha đảm tử, khổ luyện tử, san đực, cứt cò
Dây Càng cua – Vị thuốc quý y học cổ truyền và cách phân biệt tránh nhầm lẫn

Dây Càng cua – Vị thuốc quý y học cổ truyền và cách phân biệt tránh nhầm lẫn

Khi nhắc đến rau Càng cua, chắc chắn chúng ta đã quá quen thuộc với loại thực phẩm này, bởi đây là một trong những loại rau ngon và bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của vị thuốc La hán quả

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của vị thuốc La hán quả

La hán quả là vị thuốc có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc. Dược liệu này có nhiều tác dụng chữa bệnh, được dùng để trị táo bón, viêm phế quản, ho đàm, hỗ trợ điều trị ung thư và được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền.
Đăng ký trực tuyến