La hán quả là vị thuốc có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc. Dược liệu này có nhiều tác dụng chữa bệnh, được dùng để trị táo bón, viêm phế quản, ho đàm, hỗ trợ điều trị ung thư và được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền.
Theo giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, cây la hán quả có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle, nằm trong họ thực vật bầu bí. Đây là loài thực vật lưỡng niêm, phát triển theo dạng thân leo. Đến tuổi trưởng thành, chiều dài của mỗi cây la hán quả dao động từ 1m đến 3m, thân cây luôn gồm nhiều tua cuốn.
Lá la hán hình dáng tương tự hình trái tim với phần đầu nhọn. Chiều dài của mỗi chiếc lá vào khoảng 10 đến 20cm, chiều ngang tương ứng từ 3.5 đến 12cm.
Bộ phận chủ yếu được sử dụng trên cây la hán là phần quả. Quả la hán có hình tròn như quả bóng hoặc hình trái xoan, vỏ ngoài cứng. Bao phủ bên ngoài là lớp lông mịn. Loại quả này có vị ngọt, thanh mát, là nguyên liệu trong nhiều loại nước giải khát.
Bên cạnh dùng tươi, người ta thường phơi khô quả la hán để dùng dần. Sau khi phơi khô, phần vỏ của quả la hán rất cứng, ruột bên trong khô lại nhưng vẫn giữ được vị ngọt.
Theo Đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón, bệnh tiểu đường.
Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà chia sẻ một số công dụng của La hán quả như sau:
Quả La hán giúp phòng chống oxy hóa
Nhờ có chứa nhiều chất mogrosid là thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng nên quả la hán có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh. Giúp cho quá trình lão hóa chậm hơn, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa bệnh tật.
Quả La hán giúp ngăn ngừa béo phì, bệnh tiểu đường
Thầy thuốc đông y chia sẻ, nhờ có vị ngọt tự nhiên mogrosid có trong quả La hán có thể thay thế cho đường khi chế biến một số loại đồ ăn, thức uống. Ngoài ra dược liệu quả La hán cũng chứa hàm lượng calo khá thấp nên đặc biệt có lợi cho người bị béo phì và giúp cho người bệnh tiểu đường giảm hàm lượng đường trong máu, kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn.
Quả La hán giúp thanh nhiệt, kháng viêm, táo bón
Vị thuốc đông y quả la hán được dân gian dùng nấu nước uống để làm mát cơ thể mỗi khi có biểu hiện nóng trong hoặc táo bón. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp kháng viêm rất tốt, chống lại các tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, giảm sưng đau ở khu vực tổn thương.
Quả La hán giúp phòng chống nhiễm trùng
Tác dụng kháng khuẩn của quả La hán có thể thay thế được thuốc kháng sinh trong một số trường hợp bị nhiễm trùng không quá nghiêm trọng.
Quả La hán giúp cung cấp năng lượng, giảm thiểu mệt mỏi
Quả la hán nhờ chứa chất ngọt tự nhiên nên giúp cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, giảm nhanh các tình trạng mệt mỏi sau khi tập thể dục hoặc lao động nặng.
Quả La hán có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh – PGS.TS Tạ Thị Tĩnh chia sẻ trong chuyên mục Tin y tế rằng, nhờ có chất chống oxy hóa bên trong quả la hán làm tăng khả năng ức chế sự tăng sinh của khối u, đồng thời ngăn chặn không cho các tế bào ung thư lan rộng. Đối với những bệnh nhân bị ung thư cần phải kiêng ăn đường, tuy nhiên chất ngọt trong quả la hán là đường tự nhiên nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến người bệnh.
Quả La hán giúp phòng chống tình trạng dị ứng
Các chất trong la hán quả còn có khả năng kháng histamin – một chất được sinh ra do phản ứng quá mạnh của hệ miễn dịch với các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào cơ thể.
Quả La hán có tác dụng giải độc, kích thích tiêu hóa, làm mát máu
Thầy thuốc đông y chia sẻ, quả La hán nhờ có tính hàn đã giúp làm mát máu, hỗ trợ giải độc gan, làm sạch đường ruột, đồng thời còn giúp nhuận tràng kích thích hệ tiêu hóa và ăn uống được ngon miệng hơn.
Quả La hán giúp ngăn ngừa các bệnh lý về hô hấp, tim mạch
Nếu có thể uống nước quả la hán thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp như ho gà, viêm phế quản, viêm thanh quản, ho hay bệnh viêm amidan được hiệu quả. Ngoài ra, với một số trường hợp bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch có thể dùng dược liệu này để thuyên giảm các triệu chứng của bệnh gây nên.
Theo Đông y nhân sâm vị ngọt hơi đắng, tính hơi ôn; vào kinh tâm tỳ, phế. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, tỳ vị hư nhược, phế hư suyễn khái, tự hãn, kiện vong, huyễn vựng.
Uống rượu giao lưu, vui vẻ, nhưng gây nhiều tác hại cho người uống. Dân gian ta có nhiều bài thuốc đông y giải rượu hiệu quả cao. Ví dụ như: cây sắn dây, cà gai leo, lá mít, trần bì, chỉ cụ, thảo đậu khấu,... Việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên không chỉ an toàn mà có tác dụng giải rượu rất nhanh.
An tức hương hay còn được gọi với tên gọi khác là Bồ đề hay cánh kiến trắng, đây là một loại cây nhỏ được các bác sĩ Y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc điều trị bệnh vô cùng hữu dụng.
La hán quả là vị thuốc có vị ngọt, tính mát giúp nhuận tràng, thanh nhiệt, tiêu độc. Dược liệu này có nhiều tác dụng chữa bệnh, được dùng để trị táo bón, viêm phế quản, ho đàm, hỗ trợ điều trị ung thư và được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền.