Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh từ lá trầu không

Thứ bảy, 25/05/2024 | 13:55
Theo dõi ULTV trên

Lá trầu không là một loại cây có lịch sử lâu đời trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, người xưa đã dùng trầu không như một loại thuốc bổ cho hệ tiêu hóa, có tác dụng làm giảm các triệu chứng như: đau bụng, táo bón, chướng bụng,..

lá trầu không

Cây trầu không là một loại cây mọc leo, thuộc họ hồ tiêu được trồng rất nhiều ở nước ta. Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, cây thân leo và có cành hình trụ, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.

Cây trầu không ưa ẩm và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Lá trầu không thường được thu hoạch để ăn trầu, làm thuốc hoặc để cúng gia tiên trong các ngày lễ mùng một, ngày rằm,... hoặc các sự kiện quan trọng như cưới hỏi.

Cây trầu không được trồng ở nhiều nơi trên cả nước để lấy lá ăn trầu. Tuy nhiên hiện nay, tục ăn trầu không còn phát triển mạnh mẽ như trước kia nữa nhưng trầu không vẫn là một trong những nét đẹp của văn hóa Việt. theo chia sẻ của PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, lá trầu không có vị cay nồng, mùi hơi hắc, tính ấm và thường được sử dụng làm thuốc bởi những tác dụng sau:

- Chống lạnh: nhất là khi ra đồng làm việc về mùa đông nông dân thường nhai trầu. Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai dập đắp vào hai bên thái dương.

- Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.

- Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu: Dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.

- Viêm răng lợi, có mủ, chảy máu: Lá trầu sắc đặc cô thành cao, lấy bông tẩm đắp vào chỗ tổn thương, liên tục hàng ngày. Đã có ý kiến nhờ tập quán ăn trầu mà dân ta ít bị các bệnh răng, miệng, họng.

- Chữa ho rát họng: trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong. Dùng nước này để ngậm sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Chữa nấc, nhất là ở trường hợp trẻ nhỏ. Lấy mẩu lá trầu không đầu nhọn, nhấm cho mềm dán vào trán trẻ.

- Phong thấp đau nhức chân tay: Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.

- Chữa các bệnh ngoài da: Hắc lào, chàm, lở loét, mẩn ngứa, côn trùng đốt, trẻ bị hăm, rôm sảy. Lấy lá trầu giã nhuyễn hoà nước đun sôi để nguội rửa, đắp chỗ tổn thương. Vết thương nhiễm khuẩn rửa bằng nước nấu lá trầu với ít phèn chua (4g phèn chua cho 1 lít nước).

- Chữa bỏng: Lá trầu giã nhuyễn, với ít rượu đắp lên vết bỏng. Chú ý tránh bội nhiễm và chỉ dùng với trường hợp bỏng diện hẹp và nông ngoài da (bỏng nước sôi). Dùng lá trầu chữa các bệnh lở loét ngoài da có kinh nghiệm dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.

Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền, cần lưu ý vài vấn đề sau khi sử dụng lá trầu không làm thuốc:

- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em và người già nên tránh sử dụng lá trầu không quá liều vì có thể gây hại đến thai nhi và mẹ bầu.

- Những người mắc bệnh mãn tính hoặc các bệnh lý nghiêm trọng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng lá trầu không để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

- Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ.

- Lá trầu không có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác.

- Tránh lạm dụng lá trầu để điều trị bệnh, vì đây chỉ là dược phẩm hỗ trợ sức khoẻ, không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cỏ nến

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cỏ nến

Cỏ nến hay bồ hoàng là vị thuốc có vị ngọt, tính bình, thường được sử dụng để điều trị đau bụng kinh, tiểu tiện khó khăn, ghẻ lở, ngứa da.
Y học cổ truyền giới thiệu bài thuốc chữa bạch biến bằng Riềng tươi hiệu quả

Y học cổ truyền giới thiệu bài thuốc chữa bạch biến bằng Riềng tươi hiệu quả

Từ xưa, dân gian đã áp dụng bài thuốc chữa bạch biến bằng riềng tươi. Vậy sự thật về bài thuốc này là gì? Nó có thực sự hiệu quả như bạn nghĩ.
Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn

Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn

Trong Y học cổ truyền, long nhãn luôn được xem là một trong những thành phần không thể thiếu trong những bài thuốc trị bệnh thông thường như bổ tâm an thần, hay bệnh mất ngủ.
Khám phá những bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ dược liệu Đại bi

Khám phá những bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh từ dược liệu Đại bi

Cây đại bi được Y học cổ truyền xem như thảo dược trị bách bệnh của người Việt bởi nó có nhiều công năng trong điều trị các bệnh như cảm sốt, đau bụng kinh, thấp khớp, hay chấn thương, mụn nhọt và ghẻ ngứa.
Đăng ký trực tuyến