Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng của cây Sương sâm và những lưu ý khi sử dụng

Thứ hai, 20/01/2025 | 14:50
Theo dõi ULTV trên

Không chỉ được sử dụng để nấu thành món giải khát, Sương sâm là một loại cây thuốc quý, ngoài tác dụng giải nhiệt, giảm cân nó còn được sử dụng để bồi bổ cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.

sương sâm (1)

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết, cây sương sâm thuộc dạng thân dây leo, thân lâu năm kích thước lớn. Lá sương sâm dài 9cm, rộng 4cm, phiến cứng, không có lông, có chóp nhọn hay tà, gân từ đáy. Hoa sương sâm mọc thành chùm, màu vàng, cánh nhỏ, có từ 6 đến 8 nhị. Quả sương sâm hình trái xoan, cứng, dài từ 10-12mm. Sương sâm ra hoa trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 6 hàng năm, tháng 7 là có quả chín. Sương sâm là loại cây có tính mát. Thân, lá và cả rễ của cây sương sâm đều dùng để chữa bệnh.

Cây sương sâm thường mọc hoang ở các vùng miền núi, vùng đồng bằng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay rất ít người biết về những tác dụng to lớn của cây nên đôi khi người ta thường phá bỏ nó, chỉ có một số ít là sử dụng chúng để làm thuốc chữa bệnh trong cuộc sống hàng ngày.

Cũng giống như công dụng của cây nhân trần, cây sương sâm rất hữu hiệu để giải nhiệt và giảm cân. Để áp dụng bài thuốc Y học cổ truyền giải nhiệt giảm cân bằng lá sương sâm bạn hãy thực hiện các bước như dưới đây.

Chuẩn bị:Lá sương sâm. Tô miệng rộng. Túi vải. Vợt Ly thủy tinh.

Cách thực hiện: Rửa sạch lá sương sâm với nước muối để loại bỏ các chất bẩn. Tiếp đó cho lá sương sâm vào tô miệng rộng. Vò lá sương sâm và cho vào đó khoảng 2 lít nước sôi để nguội hoặc nước lọc. Sau đó cho túi vải đựng lá sương sâm vào tô thủy tinh có nước và vò liên tục cho chất ở trong lá tan ra. Vò cho đến khi nước chuyển sang màu xanh và nhớt thì dừng lại. Dùng vợt để loại bỏ bọt trên nước sâm nếu trong tô có nhiều bọt.

Nước sương sâm sau khi lấy ra ngoài khoảng một hai tiếng sau sẽ đông cứng lại. Bạn cho ly sương sâm này vào tủ lạnh. Khi ăn thì bạn nên cho thêm nước đường vào để sương sâm ngon hơn.

Dùng bài thuốc Y học cổ truyền từ sương sâm thường xuyên chẳng những giúp giải nhiệt mà còn giúp bạn giảm cân an toàn

Bên cạnh tác dụng làm mát cơ thể và giảm cân cây sương sâm cũng có khả năng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho bà bầu.

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ sản xuất nhiều hóc-môn nữ progesteron hơn bình thường để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Những hóc-môn này lại làm giảm nhu động ruột khiến phân bị tồn trữ, không tống ra ngoài được. Do vào những tháng cuối của thai kỳ, sự tăng trưởng mạnh của bào thai gây chèn ép lên ruột và một nguyên nhân rất lớn là vấn đề chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước, ít vận động… Để giải quyết vấn đề này thai phụ nên uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm có chứa chất xơ

Không đâu xa lạ, cây sương sâm sẽ giúp bạn giải quyết dễ dàng vấn đề trên. Sương sâm có chứa nhiều chất xơ, tính mát nên rất thích hợp cho bà bầu. Với những bước chuẩn bị và cách làm như phần trên, sẽ giúp các bạn phát huy được công dụng của sương sâm.

Chia sẻ trong chuyên mục Tin y tế, giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, tuy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, việc sử dụng lá cây sương sâm cũng cần được lưu ý như sau:

Không nên ăn quá nhiều thạch sương sâm bởi có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. Theo khuyến cáo, không nên sử dụng quá 2 ly thạch sương sâm trong một ngày với người lớn và ½ ly trong một ngày với trẻ nhỏ.

Theo Đông Y, lá sương sâm có tính hơi độc, do đó, không nên quá lạm dụng.

Nên ưu tiên sử dụng lá sương sâm tươi vì để có được hàm lượng các chất chiết xuất là nhiều nhất.

Mẹ bầu có thể sử dụng thạch sương sâm để giảm các tình trạng tiêu bón trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần sử dụng với định mức hợp lý.

Khám phá những phương pháp chữa chứng nhiệt miệng theo Y học cổ truyền

Khám phá những phương pháp chữa chứng nhiệt miệng theo Y học cổ truyền

Nhiệt miệng tuy là tình trạng phổ biến nhưng lại gây không ít phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới góc nhìn của Y học cổ truyền, đây không chỉ là triệu chứng bên ngoài mà còn là dấu hiệu mất cân bằng nội nhiệt cần được chữa từ gốc.
Giảm đau đầu kinh niên bằng bài thuốc dân gian: Giải pháp từ y học cổ truyền

Giảm đau đầu kinh niên bằng bài thuốc dân gian: Giải pháp từ y học cổ truyền

Hiện nay, không ít người phải đối mặt với tình trạng đau đầu kéo dài. Thay vì chỉ dựa vào thuốc giảm đau từ Tây y, nhiều người đang tìm đến phương pháp điều trị từ y học cổ truyền – một hướng đi vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả bền vững, đặc biệt với chứng đau đầu kinh niên.
Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Cây chành rành, còn được gọi là cây chằn rằn, mang tên khoa học Dodonaea viscosa (L.) Jacq., thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta.
Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Trong góc vườn nhà người Việt có những nguyên liệu tưởng như chỉ dùng để nấu ăn lại chính là “kho tàng” hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến hoa và ngọn của cây bí đỏ – một loại rau quen thuộc mà hữu dụng bậc nhất trong y học cổ truyền.
Đăng ký trực tuyến