Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc từ cây Cỏ Hôi

Thứ bảy, 06/04/2024 | 09:09
Theo dõi ULTV trên

Cây cỏ hôi thường có nhiều tên gọi khác nhau như cây bù xít, thắng hồng kế, nhờ hất bồ, bù xích,… và cây thuốc này còn được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ một số bài thuốc từ cây Cỏ Hôi

Cây cỏ hôi, còn được biết đến với tên gọi khoa hoa, là một loại cây thảo mọc hoang dại trong nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Cây cỏ hôi thường được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều ứng dụng khác nhau.

Công dụng chính của cây cỏ hôi là trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Cỏ hôi được sử dụng để làm dịch và thang hoặc đắp ngoài da để giảm đau và giảm viêm. Ngoài ra, cây cỏ hôi cũng được cho là có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp hỗ trợ quá trình lành mạnh của cơ thể.

Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Minh Chính – giảng viên cao cấp khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, ây cỏ hôi được sử dụng trong một số bài thuốc đông y kết hợp như sau:

Bài thuốc đông y điều trị bệnh chàm da (eczema), chốc đầu

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 1 nắm lá cây cỏ hôi.

Cách thực hiện bài thuốc: Khi thực hiện bài thuốc này hãy rửa sạch rồi đun với 1 lít nước trong thời gian 10 phút. Khi sử dụng người bệnh nên chờ cho nước nguội thì lấy để rửa vùng da bị tổn thương và mỗi ngày thực hiện hai lần.

Bài thuốc đông y điều trị bỏng, loét da

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 1 nắm cây cỏ hôi, gạo nguyên cám, muối.

Cách thực hiện bài thuốc: Khi thực hiện bài thuốc này hãy  rửa sạch hoa cây cỏ hôi rồi trộn với gạo và muối cho vào máy xay. Sau đó, người bệnh dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị bỏng, loét và dùng vải cố định lại.

Bài thuốc đông y điều trị bệnh viêm miệng áp tơ , mụn đinh nhọt sưng đau và tấy đỏ

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 10 – 15 lá cây cỏ hôi.

Khi thực hiện bài thuốc y học cổ truyền này hãy rửa sạch lá cây cỏ hôi sau đó cho vào ấm sắc với 500ml nước. Người bệnh nên chia nước thuốc thành 3 phần và uống trong ngày.

Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị mụn nhọt độc gây sưng đau

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 1 nắm cả thân lá cây cỏ hôi.

Cách thực hiện bài thuốc: Khi thực hiện bài thuốc này hãy  rửa sạch thân lá cây cỏ hôi và ngâm với nước muối. Sau đó, trộn với 1 nắm cơm nguội và 1 thìa muối, cho vào cối giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương, dùng vải sạch cố định lại. Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện 2 lần để tình trạng bệnh được thuyên giảm hơn.

Bài thuốc đông y điều trị viêm họng

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng hoa cây cỏ hôi, kim ngân hoa mỗi vị 20g; cam thảo đất 16g; giẻ quạt 6gr.Cách hực hiện: Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ, khi thực hiện bài thuốc này hãy cho các vị thuốc vào sắc với 300ml nước. Chia nước thuốc thành 2 phần uống vào buổi sáng và tối.

Bài thuốc đông y điều trị viêm xoang mũi

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 1 nắm lá cây cỏ hôi.

Rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm dung dịch rồi nhẹ nhàng đưa vào hai bên mũi trong 15 phút.

Bài thuốc đông y điều trị viêm mũi dị ứng

Chuẩn bị nguyên liệu: Cần dùng 15 – 30g hoa cây cỏ hôi khô cho vào ấm sắc với 200ml nước. Sau khi nước sôi thì lấy xông hơi mũi. Khi nước nguội thì chia làm 2 phần uống trong ngày.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến