Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trong số các phương pháp điều trị hiện nay, Y học cổ truyền với các bài thuốc Đông y ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài và ít tác dụng phụ.
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng dịch vị trong dạ dày – bao gồm axit, pepsin hoặc dịch mật – bị trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc và dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy yếu của cơ vòng dưới thực quản, cùng với lối sống thiếu điều độ, căng thẳng kéo dài, ăn uống không khoa học.
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như: áp lực tinh thần thường xuyên, dùng nhiều thực phẩm chiên rán, cay nóng, uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc mắc các bệnh lý dạ dày nền như viêm loét. Nếu không kiểm soát tốt, trào ngược kéo dài có thể dẫn đến biến chứng viêm họng mãn tính, hẹp thực quản, thậm chí là ung thư biểu mô thực quản.
Theo TS Nguyễn Xuân Xã – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, người mắc hội chứng trào ngược dạ dày thường gặp những triệu chứng như:
- Ợ nóng, ợ chua, cảm giác nóng rát từ ngực lan lên cổ;
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn;
- Đau tức ngực, đặc biệt sau khi ăn hoặc nằm xuống;
- Ho khan kéo dài, khàn giọng, đau họng;
- Nước bọt tiết ra nhiều bất thường;
- Mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi kéo dài.
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng trong quá trình lựa chọn phương pháp điều trị.
Trong Y học cổ truyền, trào ngược dạ dày được xếp vào phạm trù "phản vị", "ào vị". Các bài thuốc Đông y nhằm mục tiêu điều hòa tỳ vị, giáng nghịch khí, kiện tỳ hóa thấp và thư can giải uất, tùy theo từng thể bệnh mà áp dụng các bài thuốc phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc tiêu biểu:
1. Khi nguyên nhân là căng thẳng thần kinh
Trạng thái tinh thần bất ổn ảnh hưởng lớn đến chức năng tiêu hóa. Những người thường xuyên lo âu, căng thẳng có thể sử dụng bài thuốc từ các vị như Sài hồ, Hương phụ, Uất kim, Trần bì, Bạch thược… Bài thuốc giúp điều hòa khí huyết, thư giãn thần kinh, cải thiện triệu chứng trào ngược hiệu quả.
2. Khi thức ăn là tác nhân gây bệnh
Việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc ăn uống thất thường dễ làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Người bệnh có thể dùng bài thuốc dạng hoàn như Việt cúc hoàn gồm các vị Thương truật, Thần khúc, Hương phụ, Xuyên khung... giúp kích thích tiêu hóa, làm dịu dạ dày.
3. Khi cơ thể suy nhược, khí huyết kém
Người thường xuyên mệt mỏi, ăn kém, ngủ không sâu giấc nên chú trọng phục hồi tỳ vị và nâng cao thể trạng. Bài thuốc sử dụng các dược liệu như Hoài sơn, Đương quy, Cam thảo, Trần bì, Bán hạ, Liên nhục… vừa kiện tỳ ích khí, vừa an thần, giúp cải thiện toàn diện.
4. Khi đau thượng vị là triệu chứng chính
Trào ngược kèm đau vùng thượng vị, ợ hơi, nôn chua, tức ngực có thể sử dụng bài thuốc gồm Hương phụ, Ô dược, Sa nhân, Diên hồ sách… Các vị thuốc này có tác dụng tránh trào ngược.
5. Khi nôn mửa, đầy bụng kéo dài
Với những trường hợp có biểu hiện nôn mửa, đầy bụng, mất cảm giác ngon miệng, bài thuốc từ Nhân sâm, Thục tiêu, Can khương, Di đường được sử dụng để ôn trung, chỉ nôn, hồi phục chức năng tiêu hóa và giúp người bệnh ăn ngủ tốt hơn.
Việc điều trị trào ngược bằng Y học cổ truyền thường đòi hỏi sự kiên trì, bởi tác dụng thuốc đến từ từ nhưng bền vững. Người bệnh cần kết hợp với lối sống khoa học: ăn đúng giờ, tránh ăn quá no hoặc quá muộn, hạn chế thực phẩm kích thích và duy trì tinh thần lạc quan.
Ngoài ra, các bài thuốc nên được sử dụng dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Y học cổ truyền có chuyên môn, tránh tự ý dùng theo truyền miệng dễ dẫn đến sai lầm trong điều trị.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng Đông y không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn điều chỉnh căn nguyên từ bên trong cơ thể, giúp người bệnh nâng cao sức khỏe một cách toàn diện. Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và lối sống lành mạnh chính là chìa khóa cho quá trình hồi phục lâu dài và bền vững.
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?