Hạt bí đỏ từ lâu đã nổi tiếng như một món ăn vặt, hợp khẩu vị của rất nhiều người. Thế nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết rõ tác dụng của hạt bí. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền, người ta nhận ra rằng hạt bí đỏ có rất nhiều lợi ích tuyệt vời.
Hạt bí đỏ (hay cò gọi là bí ngô) là một trong những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, giúp cung cấp tất cả dưỡng chất như mangan, magie, sắt, đồng, tryptophan cùng rất nhiều khoáng chất và vitamin khác. Đây cũng là món ăn bài thuốc chứa nhiều chất kiềm nhất. Trong khi chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta hiện này thường có tính axit cao, thì điều này là vô cùng cần thiết vì nó giúp cân bằng môi trường bên trong cơ thể. Ngoài ra hạt bí ngô còn có nhiều công dụng bất ngờ khác mà bạn nên biết.
Dưới đây là một số lợi ích của hạt bí đỏ mời bạn đọc tham khảo:
Chữa ho, tiêu đờm, ho gà ở trẻ em
Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, hạt bí đỏ còn có tác dụng chữa ho, viêm phổi, ho có đờm, ho gà ở trẻ em. Lúc này, các bạn có thể lấy 30g hạt bí đỏ, để cả vỏ, cho vào nồi sành và rang cháy, nghiền thành bột để uống với nước đường trắng, mỗi lần 1,5 g, ngày uống 3 lần.
Chữa thiếu sữa sau sinh
Sau khi sinh con, nhiều người thường bị thiếu sữa cho con bú. Khi bị thiếu sữa bạn hãy sử dụng 20g nhân bí đỏ nghiền nát, cho đường trắng và nước sôi vào pha uống. Nên uống loại nước này vào lúc sáng sớm và chiều tối và nên uống liên tục trong 3 ngày.
Đặc tính kháng khuẩn
Theo các bác sĩ, những chiết xuất từ hạt bí ngô có lợi ích kháng khuẩn và chống virus rất tốt. Do đó trong dân gian, người ta thường ăn hạt bí ngô có tác dụng tẩy trừ giun sán rất hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 60g nhân hạt bí đỏ khô nghiền nát, cho thêm đường trắng hoặc có thể sử dụng mật vào uống với nước sôi để nguội. Uống lúc bụng đói, ngày 1 lần và uống liền trong 5 ngày để có tác dụng hiệu quả nhất.
Chữa thiếu máu, suy nhược cơ thể
Bí đỏ là một trong những loại thực phẩm chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, bí đại tiện.
Bạn có thể lấy khoảng 60g hạt bí đỏ rang vàng, 30g nhân lạc rang, 30g nhân hạt hồ đào sau đó ăn cùng một lúc, mỗi ngày ăn 1 lần. Bạn nên kiên trì ăn trong khảng 15 ngày sẽ thấy bệnh có những chuyển biến rõ rệt.
Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường
Một số nghiên cứu chứng minh rằng những chiết xuất từ hạt bí ngô có thể cải thiện quá trình điều chỉnh insulin chống bệnh tiểu đường và bảo vệ thận hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư
Vì hạt bí đỏ giàu chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư. Nhiều công trình khoa học đã tập trung vào nghiên cứu các lingnan trong loại hạt này đã phát hiện nó có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, hạt bí đỏ tốt cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách, chúng có thể gây hại. Do đó, dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng hạt bí ngô:
- Hạt bí đỏ có hàm lượng chất béo cao nên dễ bị ôi thiu do đó cần bảo quản chúng ở nơi khô ráo, tối và thoáng mát đồng thời cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông.
- Quan sát khi trẻ ăn hạt bí đỏ bởi chúng có thể gây nghẹn.
- Những bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc và những người bị hạ đường huyết chỉ nên tiêu thụ hạt bí ngô với lượng vừa phải bởi hạt bí ngô có thể làm giảm lượng đường trong máu
Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.