Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu công dụng và cách dùng lá cây Mật gấu

Thứ bảy, 03/08/2024 | 15:35
Theo dõi ULTV trên

Lá mật gấu còn có tên là cây lá đắng, hoàn liên ô rô, mã hổ. Phân bố ở nhiều nơi trên nước ta nhưng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách dùng cây mật gấu nhé!

lá mật gấu

Tên khoa học của cây mật gấu là Gymnanthemum Amygdalinum, cây thuộc họ cúc, ở Việt Nam thường gọi là cây lá đắng. Cây có dáng thân thảo, phụ thuộc vào ánh sáng và chất lượng đất, cây thường sinh trưởng và phát triển thành từng bụi cao khoảng từ 2m đến 5m. Lá mật gấu sẽ có hình trái xoan, hai bên rìa có răng cưa nhỏ. Lá mật gấu có độ dài từ 6cm đến 10cm và rộng khoảng từ 2cm đến 4cm với độ cứng vừa phải. 

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Hà cho biết, vị đắng của lá Mật gấu do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư).

Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

Theo y học cổ truyền, cây mật gấu được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội. Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần (cấm rượu).

Sắc nước uống

Cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.

Ngâm rượu

Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khô, trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài, điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt.

Cách ngâm rượu cây mật gấu:

– Chuẩn bị: tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu

– Cách thực hiện:

Bước 1: Rễ (thân) cây mật gấu được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô.

Bước 2: Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.

Bước 3: Người ta thường dùng 10 – 20gr rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…

Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Thiên hoa phấn

Y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của dược liệu Thiên hoa phấn

Dược liệu Thiên hoa phấn thường được sử dụng phối hợp với những dược liệu khác trong y học cổ truyền nhằm hỗ trợ điều trị cho một số bệnh như tiểu đường, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, viêm họng mãn tính, sốt rét, mụn nhọt,...
Cải xanh – Bí quyết đơn giản giúp điều trị ho và tăng cường sức khỏe theo y học cổ truyền

Cải xanh – Bí quyết đơn giản giúp điều trị ho và tăng cường sức khỏe theo y học cổ truyền

Cải xanh không chỉ là một nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn gia đình, mà còn là một “vị thuốc” dân gian với khả năng điều trị ho hiệu quả. Hãy cùng khám phá những lợi ích và bài thuốc chữa ho đơn giản từ cải xanh ngay tại nhà!
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những lợi ích tuyệt vời từ hạt bí đỏ

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những lợi ích tuyệt vời từ hạt bí đỏ

Hạt bí đỏ từ lâu đã nổi tiếng như một món ăn vặt, hợp khẩu vị của rất nhiều người. Thế nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết rõ tác dụng của hạt bí. Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền, người ta nhận ra rằng hạt bí đỏ có rất nhiều lợi ích tuyệt vời.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh từ cây Trứng cá

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh từ cây Trứng cá

Trứng cá thuộc loại cây ưa sáng, thân gỗ nhỏ, có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và chống chịu với sự khắc nghiệt của môi trường tốt. Theo y học cổ truyền, rễ và lá cây điều trị bệnh gan, lợi mật, điều hòa kinh nguyệt.
Đăng ký trực tuyến