Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những dược liệu giúp bổ gan

Chủ nhật, 30/06/2024 | 10:25
Theo dõi ULTV trên

Mỗi ngày lá gan phải chịu “tấn công” của hàng nghìn các tác nhân gây độc, từ rượu bia, thức ăn, thuốc,… Vì vậy để phục hồi chức năng gan bài viết dưới đây giới thiệu tới mọi người những loại thảo dược quen thuộc như sau.

ng y

Theo Y học cổ truyền: Actiso và các thảo dược phục hồi chức năng của gan là vấn đề được rất nhiều người tìm kiếm khi mà gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan, tăng men gan là những vấn đề rất dễ gặp phải trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt là những người thường xuyên dùng bia rượu do tính chất công việc, thực phẩm không an toàn, môi trường ô nhiễm.

Một số thảo dược có hiệu quả trong hỗ trợ hồi phục chức năng gan, giảm men gan và gan nhiễm mỡ như sau:

Actiso

Có nguồn gốc ở châu Âu, được trồng nhiều ở Lâm Đồng và Sapa. Atisô được coi là “thần dược” làm mát gan, giải nhiệt, thải độc tố, giúp da ít bị mụn và khô ráp. Làn da của bạn phụ thuộc vào chức năng gan khoẻ hay yếu, tiêu hoá tốt hay không. Atisô làm cho da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn.

Atisô có chứa các chất khoáng như phospho, sắt, các vitamin A, B1, B2, C là những chất cần thiết giúp giải độc gan và thanh lọc cơ thể. Lá atisô vị đắng, lá tươi hoặc khô sắc hoặc nấu thành cao chữa bệnh về gan (gan viêm mạn, da vàng), thận viêm cấp và mạn, sưng khớp xương.

Một số thí nghiệm cho thấy chất chống ôxy hóa có trong atisô rất có ích cho gan,giúp phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc Điều trị bệnh viêm gan và xơ gan.

Bìm bìm

Là loại cây dây leo phân bố rải rác có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kết hợp với Actiso và Biển súc để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa cho những người gặp phải vấn đề về chức năng gan.

Nghệ

Có nguồn gốc từ Ấn Độ, từ lâu đã được biết đến là vị thuốc mang lại nhiều công dụng cho y học. Nghệ có chứa hoạt chất curcumin, tinh dầu có tác dụng trị đau dạ dày, kích thích bài tiết mật, thông mật, giúp giải độc gan. Tuy nhiên, khả năng hấp thu vào cơ thể của nghệ không cao nên việc hiệu quả sử dụng bột nghệ thường không cao hoặc tác dụng thấy rất chậm.

Biển súc

Còn được gọi là Rau đắng, là loại cây mọc hoang, có nhiều ở vùng núi phía bắc. Trong cây có chứa hợp chất flavonoid , tanin có công dụng trị viêm bàng quang, vàng da, lợi tiểu.

Rau má

Là loại cây mọc hoang, thành phần có chứa nhiều saponin, flavonoid, alkaloid,… có tác dụng làm lành vết thương, giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, hạ áp, điều trị các bệnh về gan.

Cây bồ công anh

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, cây bồ công anh cũng được nghiên cứu là một vị thuốc có thể giúp phục hồi chức năng gan hiệu quả. Đặc biệt là những người bị yếu gan, nóng trong, mụn nhọt. Dùng thân và lá cây bồ công anh khô đun nước để uống hằng ngày.

Cây cà gai leo

Đứng đầu trong danh sách những cây uống tốt cho gan phải kể đến là cây cà gai leo. Sử dụng cây cà gai leo khô, sắc nước uống hằng ngày tốt cho người bị suy giảm chức năng gan nặng, viêm gan, xơ gan, ung thư gan,…

Sử dụng phối hợp các loại dược liệu trên trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về gan có thể mang lại hiệu quả cao.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến