Bác sĩ y học cổ truyền hướng dẫn cách sử dụng cây Chó đẻ trong chữa bệnh

Thứ hai, 06/01/2025 | 11:07
Theo dõi ULTV trên

Cây chó đẻ răng cưa vốn là loại cỏ mọc hoang ở khắp các bờ ruộng, trong vườn nhà. Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu viêm, tán ứ, thông huyết mạch, lợi tiểu.

cây chó đẻ

Cây chó đẻ là loại cây khá phổ biến ở các miền quê Việt Nam. Chúng thường mọc hoang ở ven đường, những cánh đồng khô, vùng đất hoang hoặc bìa rừng dưới độ cao 600m. Loại cây này phân bố nhiều ở các nước như: Ấn độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Việt Nam, Nam Mỹ…

Cây chó đẻ còn có một số tên gọi khác là: Diệp hạ châu, cây cau trời, cây chó đẻ răng cưa. Tên hán việt là: Trân châu thảo, hiệp hậu châu, nhật khai dạ bế. Tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, họ Thầu Dầu.

Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt. Là vị thuốc có tính mát. Có khả năng thanh can nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, giải độc, sát trùng.

Theo kinh nghiệm người dân nhiều vùng thì cây chó đẻ được dùng để trị mụn nhọt, giải độc rắn cắn. Vừa dùng ngoài vừa uống trong được. Đặc biệt diệp hạ châu có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh gan, bệnh ngoài da, tiểu đường, viêm ruột, viêm phụ khoa…

Không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền, cây chó đẻ cũng đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học và được ứng dụng trong nhiều chế phẩm chữa bệnh.

Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận rằng cả cây chó đẻ răng cưa (thân đỏ) và cây chó đẻ (thân xanh) đều có tác dụng kháng sinh, đặc biệt trong điều trị viêm gan siêu vi B vì chúng có thể làm ức chế lên men DNA của virus viêm gan B.

Bên cạnh điều trị các bệnh ngoài da, tiểu đường, bệnh gan, viêm phụ khoa,... thì cây chó đẻ cũng được làm nguyên liệu để bào chế ra nhiều thuốc chữa bệnh trong đông y, điển hình là một số tác dụng sau đây:

Cây chó đẻ chữa viêm gan siêu vi

Dùng 16g chó đẻ răng cưa, 16g nhân trần, 12g thổ phục linh, 4g vỏ bưởi sao khô, 8g hậu phác.

Sắc nước uống ngày 3 lần, sau ăn.

Nhân trần, chó đẻ răng cưa, thổ phục linh: giải độc, ức chế virus viêm gan

Vỏ bưởi, hậu phác giúp kiện tỳ, giảm tính lạnh của nhân trần và chó đẻ răng cưa.

Cây chó đẻ trị bệnh ngoài da, mụn nhọt

Giảng viên Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh Lê Xuân Hùng chia sẻ bài thuốc trị bệnh ngoài da, mụn nhọt từ vị thuốc Chó đẻ như sau: 12g diệp hạ châu, 12g cam thảo đất. Đun nước uống thay trà hàng ngày. Uống đến khi hết mụn thì dừng. Lưu ý không dùng liên tục quá 30 ngày. Mỗi đợt uống uống tối đa 1 tháng phải dừng khoảng 7 -10 ngày rồi mới được tái uống.

Cây chó đẻ chữa sỏi thận

Dùng 24g chó đẻ răng cưa, sắc nước uống. Nếu bị đầy bụng có thể cho thêm gừng tươi hoặc trần bì lúc đun. Khi bệnh ổn định thỉnh thoảng nên dùng diệp hạ châu hãm trà thay uống nước. Mỗi ngày 8-10g, uống không quá 30 ngày liên tục.

Cây Chó đẻ trị nổi mề đay

Dùng bôi ngoài : Khi bị nổi mề đay, dùng cây chó đẻ răng cưa tươi rửa sach, giã nát và dắp lên nốt mề đay. Diệp hạ châu giải độc giúp vết mề đay bớt ngứa và đem lại cảm giác dễ chịu.

Dùng uống trong: lấy cây chó đẻ răng cưa phơi khô rồi sắc nước uống. Mỗi ngày uống từ 10-15g. Có tác dụng mát gan và giải độc. Hỗ trợ điều trị mề đay.

Bài thuốc uống : Bạn đem cây chó đẻ rửa sạch đem phơi khô rồi dùng sắc nước uống, nước cây chó đẻ vừa có tác dụng làm mát gan, giải độc cơ thể và đồng thời cũng điều trị bệnh mề đay từ bên trong.

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Tục đoạn – Vị thuốc Y học cổ truyền chữa bách bệnh

Trong kho tàng dược liệu Y học cổ truyền, Tục đoạn là một trong những vị thuốc được đánh giá cao nhờ công dụng phong phú và hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong việc hỗ trợ xương khớp, an thai và chữa trị tổn thương do sang chấn.
Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ – Dược liệu quý trong y học cổ truyền giúp bổ thận, trị tiêu chảy

Bổ cốt chỉ là một vị thuốc Nam có giá trị cao trong kho tàng y học cổ truyền. Với khả năng hỗ trợ chức năng thận, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sinh lực, bổ cốt chỉ thường xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ phương điều trị các chứng bệnh mạn tính.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bách bệnh của cây gáo nước

Cây gáo nước là một trong những loài cây được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền. Mỗi loại cây gáo nước mang đến những tác dụng khác nhau, nhờ vào các thành phần hóa học có trong vỏ, lá và hoa của chúng.
Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều Dưỡng đáp ứng kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh

Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều Dưỡng đáp ứng kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh

Các Trường Cao đẳng Y Dược cấp thiết về chuẩn hóa chương trình đào tạo để chuẩn bị cho kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, đảm bảo sự đồng bộ với chuẩn năng lực Quốc gia.
Đăng ký trực tuyến