Bác sĩ y học cổ truyền tư vấn bí quyết hạ men gan bằng thảo dược

Chủ nhật, 18/02/2024 | 14:43
Theo dõi ULTV trên

Việc sử dụng thuốc nam trị men gan cao là một giải pháp tự nhiên và an toàn để duy trì sức khỏe cho lá gan được nhiều người lựa chọn sử dụng với ưu điểm dễ sử dụng, ít tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí.

 Hôm nay hãy cùng Trường Cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu về chủ đề này nhé!

1.    Men gan cao là gì?

01708242260.jpeg

Men gan cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan

 

Men gan bản chất là các protein do gan sản xuất, có tác dụng giúp tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể, bao gồm: Phá vỡ thức ăn và chất độc, sản xuất mật và các chất giúp máu đông, đồng thời chống lại các nhiễm trùng.

Xét nghiệm nồng độ men gan trong máu giúp chẩn đoán sức khỏe của gan có tốt hay không. Đôi khi, nồng độ men gan cao không phải do gan bị tổn thương hoặc mắc bệnh nghiêm trọng nào đó.

Có 4 loại men gan phổ biến bao gồm:

  • Alanin transaminase (ALT) hay (SGPT)
  • Aspartate transaminase (AST) hay (SGOT)
  • Gamma-glutamyl transferase (GGT)
  • Alkaline phosphatase (ALP)

Theo đó các chỉ số bình thường được xác định như sau:

  • ALT (hay GPT): Nam £ 35 UI/l ; Nữ £ 25 UI/l
  • AST (hay GOT): Nam £ 35 UI/l ; Nữ £ 25 UI/l
  • GGT: 5 - 60 UI/l
  • ALP: 35 - 115 UI/l

Men gan tăng cao là khi xét nghiêm các chỉ số men gan AST, ALT, GGT, ALP tăng cao so với giá trị bình thường. Men gan tăng cao nhiều hay ít phản ánh cho biết lá gan của chúng ta đang có vấn đề chứ không đanh giá được mức độ trầm trọng của tổn thương gan. Nếu xét nghiệm thấy men gan cao thì nên đi khám các bênh lý về gan và kịp thời điều trị.

Men gan AST và ALT là 2 loại tồn tại một ít trong máu. Khi chỉ số AST và ALT tăng cao hơn giá trị cho phép thì có nghĩa là gan bị tổn thương. Nồng độ men AST và ALT tăng do suy gan, gan nhiễm mỡ, u gan, bệnh gan do sử dụng rượu,… Hai chỉ số trên rất quan trọng trong chẩn đoán lá gan bị tổn thương.

Men gan GGT và ALP là hai chỉ số men gan mật. Hai chỉ số GGT và ALP tăng hơn so với giá trị bìn thường tức là bị viêm túi mật hoặc mật bị tắc. Khi đó men gan GGT và ALP tăng lên rõ rệt, thường gấp 10 lần giá trị bình thường.

Nguyên nhân gây men gan cao?

  • Uống nhiều bia rượu gây tăng nồng độ men gan.
  • Sử dụng thuốc paracetamol và thuốc hạ cholesterol.
  • Người bị béo phì làm suy giảm chức năng gan.
  • Các bệnh về gan như viêm gan A, viên gan  B, viêm gan C.
  • Một số bệnh khác như ung thư gan, viêm gan do uống rượu, xơ gan, viêm túi mật hoặc tụy, nhiễm virus Epstein-Barr,…

Các thảo dược thiên nhiên chữa men gan cao?

Cây cà gai leo

 

11708242260.jpeg

 

Cà gai leo có chứa thành phần hóa học chính alcaloid, glycoalkaloid, tinh bột, flavonoid, có tác dụng giải độc gan, làm mát gan, hạ men gan, làm chậm sự tiến triển của xơ gan ở giai đoạn sớm. Được dùng điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ, những bệnh khác về gan như viêm gan do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Sử dụng cad gai leo ngày dùng 16 – 20 g dưới dạng thuốc sắc.

 

Diệp hạ châu

21708242260.jpeg

Theo PGS.TS Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh Diệp hạ châu có chứa hợp chất Phyllanthin, hypophyllanthin hay còn gọi là chất đắng trong diệp hạ châu có tác dụng giải độc gan, đồng thời tăng cường chức năng gan, đươc dùng cho đối tượng đang bị suy giảm chức năng gan. Triterpen triacontanol Diệp hạ châu cũng có tác dụng bảo vệ gan hiệu quả.Geraniin phân lập từ lá của loại cây này còn có tác dụng kháng virus viêm gan B. Sử dụng nước sắc Diệp hạ châu hàng ngày gíup điều trị chứng bụng đầy hơi, ăn không tiêu, giải độc gan, hạ men gan.

Bên cạnh đó, Diệp hạ châu còn giúp cơ thể gia tăng lượng glutathione giúp tăng cường sức khỏe gan. Glutathione là hợp chất bảo vệ gan thường bị thiếu hụt ở những người thường xuyên uống bia rượu.

Cây rau đắng

31708242260.jpeg

 

Cây rau đắng còn được gọi là biển súc, có chứa các chất như tanin, viatmin C, flavonoid, antraglycosid. Có tác dụng làm mát gan do khả năng kích thích tiết mật, thông tiểu, nhuận tràng, giải độc. Cây rau đắng được dùng điều trị các căn bệnh như mụn nhọt, mẩn ngứa, nóng gan do chứng men gan cao gây ra. Cách sử dụng lá rau đắng nấu canh ăn hàng ngày hoặc giã lấy nước uống hằng ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc thảo dược chữa men gan cao?

Cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng men gan cao.

Không nên lạm dụng nước uống từ cây thuốc thảo dược.

Ưu tiên các loại thảo dược đã được kiểm chứng tác dụng và phù hợp với tình trạng bệnh.

Thuốc Nam chỉ là giải pháp hỗ trợ không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tham khảo ý kiến trước khi sử dụng thêm thuốc Nam.

Đi tái khám định kỳ để kiểm tra chỉ số men gan, không chủ quan ngay cả khi bệnh được cải thiện.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng các thảo dược hỗ trợ chữa men gan cao.

 

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Bằng Cử nhân Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không?

Bằng Cử nhân Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không?

Một sinh viên đang học lớp Cao đẳng ngành Thú Y của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Nam Định có hỏi: Bằng Cao đẳng ngành Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y không? Cơ quan nào cấp?
Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Giải pháp từ y học cổ truyền cho tình trạng bốc hỏa trong cơ thể

Trong quan niệm của y học cổ truyền, bốc hỏa là hiện tượng nhiệt năng trong cơ thể tăng cao, làm cho người bệnh cảm thấy nóng bừng ở đầu, mặt, ngực, kèm theo các triệu chứng như khô miệng, đổ mồ hôi, tiểu vàng, táo bón.
Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của Chu sa trong y học cổ truyền

Chu sa, hay còn gọi là thần sa, là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, an thần, trấn tĩnh tâm trí và ổn định tinh thần.
Đăng ký trực tuyến