Bác sỹ Đông y chia sẻ công dụng của cây xấu hổ

Thứ ba, 05/12/2023 | 14:49
Theo dõi ULTV trên

Theo Y học cổ truyền, cây xấu hổ giúp trấn tĩnh, an thần, làm dịu cơn đau, chống viêm, lợi tiểu, hạ huyết áp,... Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây mắc cỡ có tác dụng giảm suy nhược thần kinh, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.

cây xuaaus hổ

Theo chia sẻ của bác sĩ, giảng viên Nguyễn Hữu Bản hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, cây xấu hổ có tên rất phù hợp với tính lạ của cây vì khi động đến cây, lá cây xấu hổ lập tức cụp lại như bị mắc cỡ rụt rè. Xấu hổ là loại cây thảo sống một năm, mọc thành bụi lớn, cây nhỏ cao từ 30cm – 40cm có thân cành cong queo lòa xòa có lông và gai nhỏ.

Xấu hổ có hoa nhỏ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn và có màu tím hồng có bốn cánh, bốn nhụy, bốn noãn, bốn cánh dính nhau ở nửa dưới. Quả thắt lại giữa các hạt có nhiều lông cứng. Mùa hoa xấu hổ từ tháng 6 đến tháng 8.

Cây xấu hổ ở nước ta được phân bố rộng rãi, rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng núi có độ cao dưới 1000m. Cây ưa sáng và mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang. Cây xấu hổ chịu được khi hạn và nắng nóng (nhiệt độ tới 38oC) ở các tỉnh miền Trung cát nóng.

Bài thuốc Đông Y chữa bệnh từ cây xấu hổ

Bài thuốc chữa viêm khí quản mạn tính: Sử dụng rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy còn 100ml uống trong ngày chia làm 2 lần. Mỗi liệu trình 10 ngày. Thực tế cho thấy đến 70%bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt khi sử dụng sau một liệu trình điều trị và nó đạt đến 80% khi sau 2 đến 3liệu trình điều trị.

Bài thuốc chữa chữa khí hư: Rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.

Bài thuốc chữa chữa viêm dạ dày mãn tính, mắt hoa, đau đầu, mất ngủ: Rễ cây xấu hổ 10-15 g, sắc với nước uống.

Bài thuốc chữa chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại: Sử dụng rễ trinhnữ đã thái mỏng sau đó tẩm rượu sao cho thơm. Lấy từ 20–30g sắc với 400ml nước lấy 100ml uống trong ngày chia làm 2 lần.

Khi có dược liệu nhiều thì có thể nấu thành cao lỏng sau đó pha rượu để sử dụng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

Bài 1: Rễ xấu hổ, dây đau xương, dâygắm, kê huyết đằng, thiên niên kiện, hy thiêm, gai tầm xoọng, thổ phục linh, tục đoạn, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Bài 2: Rễ xấu hổ 10g, thân cây ớt lá to 10g, thân cây bọt ếch 10g, rễ khúc khắc 10g, rễ bạch đồng nữ 8g, quả tơ hồng vàng 8g. Tất cả đem nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 3: rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Bài 4: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài 5: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

Công dụng của cây xấu hổ chữa đau lưng, đau xương khớp, chân tay tê bại,…  Nhưng dùng lâu dài với liều lượng thích hợp thì không độc, nhưng do thành phần hoạt chất của cây xấu hổ là alcaloit mimosin nên khi sử dụng chung với thuốc tây cần chú ý. Tốt nhất bác nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Tổng hợp những bài thuốc Y học cổ truyền từ cây chành rành

Cây chành rành, còn được gọi là cây chằn rằn, mang tên khoa học Dodonaea viscosa (L.) Jacq., thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Đây là loại cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi phổ biến ở nhiều vùng miền nước ta.
Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Hoa và ngọn bí đỏ – Những vị thuốc y học cổ truyền “xanh” từ khu vườn dân dã

Trong góc vườn nhà người Việt có những nguyên liệu tưởng như chỉ dùng để nấu ăn lại chính là “kho tàng” hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên, trong đó không thể không kể đến hoa và ngọn của cây bí đỏ – một loại rau quen thuộc mà hữu dụng bậc nhất trong y học cổ truyền.
Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Đào tạo từ xa Online Cử nhân Cao đẳng ngành Thú y kết hợp học trực tiếp

Ngành thú y có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của các loài động vật, đang gia tăng nhu cầu nhân lực mạnh, được xếp hạng cao trong danh sách các ngành nghề dễ tìm việc thu nhập tốt trong tương lai.
Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Học Cao đẳng Thú Y có được cấp Chứng chỉ hành nghề không?

Bạn Hoàng Hương muốn đăng ký học lớp Cao đẳng ngành Thú Y Nam Định có hỏi Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn như sau: Điều kiện để cấp Chứng chỉ hành nghề thú y cho người có bằng cấp Cử nhân Cao đẳng thực hành ngành Thú Y cần gì?
Đăng ký trực tuyến