Bật mí công dụng chữa bách bệnh của vị thuốc đông y Lục lạc ba lá

Thứ tư, 13/12/2023 | 09:45
Theo dõi ULTV trên

Là một trong những vị thuốc Đông y vô cùng quý giá, cây Lục lạc ba lá được sử dụng để chữa rất nhiều căn bệnh khác nhua như tiểu tiện nhiều lần, viêm tuyến vú, mắt mờ.

lục lạc ba lá

Lục lạc ba lá hay còn gọi là rủng rảng, sục sạc, muồng lá tròn, muồng phân, chư thi đậu, dã hoàng đậu…là loại thảo dược thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae, xuất hiện ở rất nhiều vùng đất, đường đi hay dọc bờ sông.

Trong Đông y, cây lục lạc ba lá có tính mát, vị ngọt, hơi chát và có tác dụng sáng mắt ích tinh, bổ can thận, lợi tiểu, tiêu viêm, giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Nói về khả năng chữa bệnh của cây lục lạc ba lá, các Thầy thuốc Đông y cho rằng, loại thảo dược này có khả năng chữa được các căn bệnh như can thận kém, tiểu tiện nhiều lần, mắt mờ, viêm tuyến vú, can thận kém…vô cùng hiệu quả.

Theo chia sẻ của giảng viên Nguyễn Xuân Xã hiện đang công tác tại khoa Y học cổ truyền, Trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết một số cách chữa bệnh bằng cây lục lạc bao gồm:

Bài thuốc chữa nước tiểu đục

Chuẩn bị: 30g hạt Bo bo, 20g hạt Lục lạc ba lá, 20g cây Mã đề tươi, 12g râu ngô, 10g Cam thảo dây.

Cách thực hiện: Để thực hiện bài thuốc chữa bệnh bằng cây lục lạc ba lá, bạn đọc đem hạt lục lạc ba lá sao vàng rồi cho vào siêu cùng với các vị thuốc khác để sắc lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày chia làm 2 – 3 lần để uống.

Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa, nhức xương khớp

Chuẩn bị: 15g thân hoặc rễ Lục lạc ba lá khô, 20g bạch chỉ, 20g khiếm thực, 10g ké đầu ngựa.

Cách thực hiện: Thực hiện bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần cho tất cả các vị thuốc vào siêu và sắc lấy nước, ngày uống 2 lần. Kiên trì sử dụng sẽ thấy được hiệu quả.

Bài thuốc chữa hoạt tinh, di tinh

Chuẩn bị: 20g hạt Lục lạc ba lá, 20g củ súng, 20g hạt sen.

Cách thực hiện: Hướng dẫn dùng thuốc của bài thuốc Đông y này như sau: Bạn đọc đem hạt lục lạc ba lá sao vàng rồi cùng với các vị thuốc khác cho vào siêu, chế thêm nước để dùng trong ngày. Mỗi ngày chia làm 3 lần để uống sẽ thấy được hiệu quả có khi còn hơn cả thuốc Tây y.

Bài thuốc chữa đái dầm

Chuẩn bị: 20g Lục lạc ba lá, dụng cụ sơ chế.

Cách thực hiện: Đem hạt Lục lạc ba lá sao vàng và tiếp tục cho vào siêu sắc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ khỏi chứng đái dầm.

Lưu ý khi sử dụng Lục lạc ba lá để chữa bệnh: hạt lục lạc ba lá có tính độc nên người bệnh cần cẩn trọng trong việc sử dụng loại thảo dược này để chữa bệnh. Phụ nữ có thai không nên sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ lục lạc ba lá.

Trên đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh từ cây Lục lạc ba lá, bạn đọc hãy thường xuyên cập nhật các tin tức y dược thú vị như này để “bỏ túi” thêm kinh nghiệm cho bản thân mình nhé.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến