Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã công bố những sửa đổi quan trọng trong Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Những thay đổi này được kỳ vọng sẽ đảm bảo tính công bằng và minh bạch hơn trong các kỳ tuyển sinh từ năm 2025.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học cho biết, theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2025, Bộ dự kiến bỏ phương thức xét tuyển sớm, chỉ còn xét tuyển thẳng theo quy chế được áp dụng. Đây là bước cải tiến quan trọng giúp thí sinh tập trung hơn vào kỳ thi chính thức thay vì phải phân tâm với nhiều đợt xét tuyển trước đó. Đồng thời, nếu sử dụng kết quả học tập trung học phổ thông (học bạ) để xét tuyển, các trường buộc phải dùng kết quả của cả năm lớp 12. Điều này nhằm đảm bảo thí sinh không lơ là việc học tập ở học kỳ cuối, đặc biệt là học kỳ 2 của năm lớp 12.
Sự thay đổi này không chỉ giúp các em học sinh tập trung hơn vào việc học mà còn tăng cường tính công bằng giữa các thí sinh khi xét tuyển bằng học bạ. Bộ GD&ĐT cho rằng đây là bước đi cần thiết để tạo động lực học tập mạnh mẽ cho học sinh trong năm cuối trung học phổ thông.
Quy chế mới yêu cầu các trường đại học phải quy đổi điểm trúng tuyển giữa các phương thức xét tuyển và tổ hợp xét tuyển tương đương nhau. Ngoài ra, các trường có thể quy đổi kết quả của các chứng chỉ ngoại ngữ (theo danh mục quy định của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông) thành điểm ngoại ngữ để xét tuyển.
Điểm ưu tiên sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng trong xét tuyển đại học năm 2025. Tuy nhiên, điểm cộng ưu tiên của mỗi thí sinh không được vượt quá 10% mức điểm tối đa (sau khi đã cộng cả điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng). Quy định này đảm bảo sự công bằng, giúp tránh tình trạng thí sinh đạt tổng điểm vượt quá thang điểm tối đa.
Ban Truyền thông Trường Đại học Lương Thế Vinh thông tin, điểm ưu tiên là mức điểm thí sinh thuộc diện đặc biệt được cộng thêm vào số điểm thi thực tế. Đây là căn cứ để các đơn vị giáo dục thực hiện việc xét tuyển. Có hai loại điểm ưu tiên chính được áp dụng: điểm ưu tiên theo khu vực và điểm ưu tiên theo đối tượng.
Như vậy, theo quy định mới, tổng điểm xét tuyển của thí sinh không được vượt quá mức điểm tối đa. Nếu thang điểm là 30, tổng điểm xét tuyển (bao gồm cả điểm ưu tiên) không được vượt quá 30 điểm. Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình xét tuyển.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ bỏ giới hạn số lượng tối đa 4 tổ hợp xét tuyển cho mỗi ngành hoặc chương trình đào tạo. Từ năm 2026, các tổ hợp xét tuyển sẽ phải có ít nhất 50% trọng số điểm từ các môn chung giữa các tổ hợp.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 sẽ được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và dự kiến diễn ra vào ngày 26-27/6. Kỳ thi bao gồm hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn, cùng với các môn tự chọn như Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ.
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm ngoái có hơn 733.600 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, trong đó gần 673.600 thí sinh đã trúng tuyển đợt một.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố số liệu chính thức về việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025, phản ánh nhiều điểm đáng chú ý trong xu hướng chọn môn của thí sinh năm
Kỳ tuyển sinh đại học 2025 là thế hệ học sinh đầu tiên của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Thí sinh cần chủ động tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường để xây dựng chiến lược xét tuyển phù hợp.
Hôm nay, ngày 28/4, là hạn chót để các thí sinh hoàn tất quy trình đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 trên hệ thống Quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.