Các trường đại học mong muốn đề tốt nghiệp THPT năm 2022 có tính phân hóa cao hơn

Thứ sáu, 18/03/2022 | 09:20

Các trường đại học hiện nay sử dụng rất nhiều các phương thức xét tuyển khác nhau, tuy nhiên phương thức được hầu hết các trường ưu tiên sử dụng là dựa vào điểm các tổ hợ môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng học bạ THPT
Nhiều trường đại học xét tuyển bằng học bạ THPT

Các trường đại học giảm dần chỉ tiêu dựa vào điểm thi tốt nghiệp

Theo thông tin cập nhật từ ban truyền thông Trường ĐH Lương Thế Vinh, hiện các trường đại học, cao đẳng sư phạm mầm non sử dụng khoảng 20 phương thức tuyển sinh. Tuy nhiên, phương thức phổ biến được tất cả các trường sử dụng vẫn là dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đề thi hai năm qua có phần dễ hơn, tính phân hóa giảm. Các trường cũng giảm dần chỉ tiêu dựa vào điểm thi tốt nghiệp. Hai yếu tố này khiến điểm chuẩn tăng cao, một số thí sinh đạt 30 điểm vẫn không đỗ ngành mong muốn. Tại hội nghị tuyển sinh năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 16/3, đại diện nhiều trường đại học nhắc lại thực trạng này. GS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, cho biết năm nay, Đại học Y Hà Nội vẫn xác định kết quả thi tốt nghiệp THPT là công cụ chính để xét tuyển, giống như nhiều trường khác.Trong bối cảnh có đến hơn 50% chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức này, ông Tú cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục thể hiện vai trò chỉ đạo trong khâu tổ chức và ra đề thi. "Đây là hai khâu quyết định kết quả thi có đảm bảo độ tin cậy và phân loại thí sinh được không để giúp các trường yên tâm sử dụng kết quả thi vào tuyển sinh", ông Tú nói.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, cũng mong muốn Bộ GĐ&ĐT ra đề thi theo hướng tăng tính phân hóa, tức số lượng các câu hỏi khó chiếm tỷ lệ nhiều hơn, để các trường top trên vẫn có thể tận dụng kỳ thi này khi tuyển đầu vào. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, trong bối cảnh tự chủ tuyển sinh, các trường có thể đưa ra nhiều phương thức xét tuyển, hoặc tổ chức kỳ thi riêng. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đặc biệt như ảnh hưởng của Covid-19 ba năm gần đây, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng gây khó khăn cho cả nhà trường và thí sinh. Vì vậy, nhiều trường đại học vẫn trông cậy vào kỳ thi TN THPT để xét tuyển.

Các trường đại học mong muốn đề tốt nghiệp THPT năm 2022 có tính phân hóa cao hơn
Các trường đại học mong muốn đề tốt nghiệp THPT năm 2022 có tính phân hóa cao hơn

Các trường ĐH muốn nâng cao chất lượng đề thi tốt nghiệp THPT

GS.TS Nguyễn Đình Đức - ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng các trường đại học rất muốn nâng cao chất lượng đề thi TN THPT. GS.TS Nguyễn Đình Đức đánh giá đề thi năm 2017 và 2018 có tính phân hóa tốt, rất phù hợp cho các trường sử dụng kết quả thi để xét tuyển. "Tôi mong Bộ GD&ĐT xây dựng đề thi TN THPT đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp nhưng cũng giúp phân loại thí sinh tốt hơn", GS.TS Nguyễn Đình Đức chia sẻ.

Ngoài đề xuất liên quan đến đề thi, một số trường đưa ra góp ý liên quan đến việc tổ chức. GS.TS Nguyễn Hữu Tú - đại diện Đại học Y Hà Nội cho rằng hiện cách ứng xử với dịch đã thay đổi so với trước đây. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, nếu không phát sinh tình huống đột biến, vào khoảng tháng 6-7, dịch có thể được kiểm soát tốt hơn. Dù vẫn cần phương án dự phòng, GS.TS Nguyễn Hữu Tú cho rằng nên thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tinh thần bình thường mới, tránh việc chia thành nhiều đợt. "Kỳ thi cần gọn nhẹ vì nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch của các trường và gây khó khăn cho người học", GS.TS Nguyễn Hữu Tú Tú chia sẻ.

PGS.TS Mai Quốc Chánh – Hiệu trưởng Trường ĐH Lương Thế Vinh cho biết: Những thay đổi trong quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục tạo điều kiện tối đa cho các thí sinh trong đăng ký xét tuyển các nguyện vọng, giảm thiểu thí sinh ảo do năm nay bộ dự kiến lọc ảo tất cả các phương thức xét tuyển. Thầy cho rằng kỳ thi TN THPT để xét tốt nghiệp nên đề thi cần phù hợp với tất cả các em học sinh trên mọi vùng miền đất nước, xong thầy cũng mong muốn đề thi năm nay có tính phân hóa cao hơn, các trường đại học lấy điểm thi TH THPT của thí sinh để xét tuyển được chính xác và công bằng, tránh việc phải tổ chức thêm các kỳ thi gây lãng phí và áp lực cho các em thí sinh cũng như toàn xã hội.  Mùa tuyển sinh năm nay trường ĐH Lương Thế Vinh vẫn giữ phương thức xét tuyển ổn định như năm trước các ngành thế mạnh của nhà trường như: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh … dự kiến điểm chuẩn cũng không chênh lệch so với năm trước.

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Cách tính điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học 2024 như thế nào?

Theo quy chế tuyển sinh đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, điểm ưu tiên được xác định theo công thức: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định.
Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Bao nhiêu điểm thì có thể trúng tuyển Đại học ngành Bác sĩ đa khoa năm 2024

Các bạn thí sinh yêu thích ngành Y Đa khoa nên tìm hiểu, so sánh điểm chuẩn đại học ngành Bác sĩ đa khoa các năm trước để dự đoán điểm chuẩn năm nay và căn cứ theo lực học của mình để đăng ký dự tuyển vào trường phù hợp.
Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Tuyển sinh đại học 2024: Thí sinh thử đăng ký dự thi trực tuyến từ 24-28/4

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh được chọn một trong 7 ngoại ngữ để thi tốt nghiệp THPT

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh được chọn một trong 7 ngoại ngữ để thi tốt nghiệp THPT

Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh lớp 12 được chọn dự thi một trong 7 ngoại ngữ, gồm: Tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Hàn.
Đăng ký trực tuyến