Trong xu hướng tăng học phí đại học đang xuất hiện ở nhiều quốc gia, nhiều trường đại học trong nước nỗ lực ổn định học phí, đem lại chất lượng đào tạo và trải nghiệm xứng tầm với mức chi trả của người học.
Trong xu hướng tăng học phí đại học đang xuất hiện ở nhiều quốc gia, nhiều trường đại học trong nước nỗ lực ổn định học phí, đem lại chất lượng đào tạo và trải nghiệm xứng tầm với mức chi trả của người học.
Nghị định số 81/2021/NĐ-CP nêu rõ, từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm. Do vậy, hiện nay, nhiều trường đại học trên cả nước chuyển sang cơ chế tự thu tự chi. Việc tăng học phí là một biện pháp để các trường đại học ở Việt Nam có thể duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh hiện nay.
Theo thống kê, cả nước có hơn 200 cơ sở giáo dục đại học, trong đó khoảng 2/3 cơ sở giáo dục đại học công lập và 1/3 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, sự cạnh tranh ngày càng tăng khiến cho chính sách tăng học phí trở thành bài toán nan giải của nhiều trường khi thu hút phụ huynh, học sinh. Bên cạnh đó, trường đại học không chỉ là nơi đào tạo ngành nghề mà nhiều người xem đó là một loại hình dịch vụ, khách hàng - người học đóng học phí, nhà trường cung cấp chất lượng dịch vụ đào tạo tương xứng với số tiền đầu tư. Khi đó, người học có thể lựa chọn trường đại học với mức giá học phí phù hợp với nhu cầu. Học phí trường đại họcphụ thuộc vào nhiều yếu tố: chương trình đào tạo, quy mô trường học, lộ trình học tập, ngôn ngữ dạy học, ngành học, chính sách hỗ trợ…
Theo thầy Hoàng Nam – cán bộ tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh thông tin, trong nhiều năm trở lại đây, mức học phí của nhiều trường đại học tăng cao. Một trong số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: Cắt giảm ngân sách từ Chính phủ, Lộ trình tăng học phí theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, Mức trần học phí tăng đối với các trường đại hocjc công lập chưa tự chủ hoàn toàn cho năm học 2023-2024 dao động từ 1,2 triệu đến 2,45 triệu đồng/tháng, tùy theo khối ngành.
Được biết, lộ trình tăng học phí của các trường đại học sẽ tăng10% mỗi năm, sau 4 năm sẽ có mức học phí từ 30 - 200 triệu đồng/ năm tùy vào ngành học và hệ đào tạo. Khi tự chủ tài chính, nhiều trường công lập sẽ có mức học phí tương đương với trường tư thục.
Theo UNESCO, giáo dục đại học là một loại hàng hóa công, bởi nó có "tác động ngoại biên" lớn. Người học không chỉ thu được lợi ích cho bản thân (thu nhập cao, giàu kinh nghiệm hơn,…) mà còn đem lại tác động tốt cho cả xã hội… họ có thể chín chắn, hành động có trách nhiệm hơn, có năng suất lao động tốt hơn, không trở thành gánh nặng của xã hội bởi ít phụ thuộc vào trợ cấp xã hội hơn…
Theo Ban Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh thông tin, hiện nay, nhiều trường đại học tăng học phí đồng nghĩa với tăng chất lượng học tập, nâng cao trải nghiệp cho sinh viên. Hiện nay, ở nhiều trường đại học tư thục tiếp nhận nguồn đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn, chủ động thu hút doanh nghiệp tài trợ học bổng, đồng hành đào tạo nhân lực chất lượng cao, sinh viên được nhận lương từ các trải nghiệm học tập tại doanh nghiệp, kết nối giao lưu quốc tế tạo cơ hội cho sinh viên học tập đa quốc gia, chinh phục các sân chơi trí tuệ…