Cây Vông nem: Vị thuốc Y học cổ truyền giúp hỗ trợ an thần

Thứ ba, 05/12/2023 | 16:01
Theo dõi ULTV trên

Khi nhắc đến lá Vông nem chúng ta thường nghĩ ngay đến loại cây được trồng bên hàng rào làm cây cảnh của nhiều gia đình. Ngoài công dụng trang trí, cây vông nem còn là một vị thuốc Y học cổ truyền với nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

cây vông nem

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, tiến sĩ khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, mỗi bộ phận của cây Vông Nem có những tác dụng khác nhau như sau:

Tác dụng của Lá Vông

Theo Đông Y, lá vông có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình. Vì vậy tác dụng của lá vông:

  • Ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ.
  • Hạ nhiệt, hạ huyết áp.
  • Co bóp các cơ, tiêu tích, trừ phong thấp.
  • Sát trùng, điều trị lở ngứa.

Liều dùng: tùy thuộc vào phương pháp sử dụng mà ta có các liều dùng khác nhau. Rượu lá vông sử dụng từ 1-2g một ngày; siro lá vông (rượu lá vông tươu 1/5, 150ml, siro vừa đủ 500ml) uống 20ml mỗi ngày trước khi ngủ. Có thể dùng thuốc hãm hoặc thuốc sắc lá vông ngày uống từ 2-4g.

Tác dụng của vỏ cây Vông

Cũng theo Đông Y, vỏ cây Vông có vị đắng tính bình, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng sau:

  • Thông khu phong thấp, thông kinh lạc, điều trị mất ngủ.
  • Điều trị phong tê thấp ở người già.
  • Dùng điều trị lưng gối đau nhức, tê liệt do thận âm hư.
  • Sát trùng, điều trị lở loét ngứa da.

Trong Y học cổ truyền, Vông nem được sử dụng để chữa rất nhiều căn bệnh. Loại cây này thuộc dạng quý nhưng không hiếm, có thể phát triển quanh năm. Từ xa xưa, ông ta cha đã biết cách sử dụng vông nem để chữa các bệnh như:

Chữa bệnh mất ngủ bằng cây vong nem

Chuẩn bị: 20g lá Vông tươi, dụng cụ thực hiện.

Cách sử dụng: Bài thuốc chữa bệnh từ cây Vông nem này thực hiện đơn giản bằng cách đem lá vông nem đi rửa sạch sau đo vò rập rồi vẩy khô. Tiếp theo là cho vào bát và để trong nồi cơm lúc gần cạn. Người bệnh trước khi đi ngủ sử dụng vài lá vông nem để ăn trực tiếp sẽ giúp có được cảm giác thoải mái và chìm vào giấc ngủ ngon hơn.

Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do phong thấp

Chuẩn bị: 15g cỏ Xước, 15g vỏ Vông, 15g Ngũ gia bì, 15g Phòng kỷ, 15g Kê huyết đằng, 15g Ý dĩ nhân.

Cách sử dụng: Bạn đọc đem các vị thuốc trên cho vào siêu sắc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ thấy được hiệu quả điều trị bệnh đau nhức xương khớp.

Bài thuốc chữa lòi dom từ lá vông nem

Chuẩn bị: Lá Sen, lá Vông nem.

Cách sử dụng: Bạn đọc đem 2 cây thuốc quý này đi rửa sạch rồi giã lấy nước uống hàng ngày. Bã thuốc đem đun nóng và đắp trực tiếp vào hậu môn để giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Bài thuốc chữa đại tiện ra máu

Chuẩn bị: 10g lá Mần tưới, 10g vỏ Vông già, 10g cỏ Mần trầu, 10g Ngưu tất.

Cách sử dụng: Tương tự như bài thuốc khác, bạn đọc cho tất cả các vị thuốc vào siêu sắc lấy nước uống hàng ngày. Sử dụng trong khoảng 5 ngày sẽ thấy được hiệu quả.

Bài thuốc chữa phong thấp từ lá Vông nem

Chuẩn bị: 5g Ngưu tất, 5g Kê huyết đắng, 5g vỏ Chân chim, 5g vỏ cây Vông. 5g Phong kỷ.

Cách sử dụng: Bạn đọc thực hiện bài thuốc chữa bệnh phong thấp bằng lá Vông nem này bằng cách sắc lấy nước, uống mỗi ngày 3 lần. Sau khoảng 10 ngày triệu chứng của bệnh sẽ giảm. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp thêm các kỹ thuật vật lý trị liệu để để giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến