Công dụng chữa bệnh của trái Khế trong Y học cổ truyền như thế nào?

Thứ sáu, 27/09/2024 | 14:00
Theo dõi ULTV trên

Cây khế thường có hai loại: khế chua và khế ngọt. Ngoài công dụng làm thực phẩm, cây cảnh, khế chua có thể là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng trong đông y từ rất lâu và mang lại hiệu quả cao.

khế

Cây khế có tên khác là ngũ liễm tử, ngũ lăng tử. Là cây gỗ thường xanh cao tới 10-12m. Lá kép lông chim, mỏng hình trái xoan nhọn. Cụm hoa ngắn, thành chùm xim, ở nách các lá, màu hồng hay tím. Quả to, tiết diệt hình ngôi sao 5 múi. Mùa hoa tháng 4 – 8, quả tháng 10 – 12. Trong múi khế chua, hàm lượng acid oxalic là 1%. Ngoài ra có những yếu tố vi lượng như Ca, Fe, Na và nhất là có nhiều vitamin K. Có các vitamin A,C, B1, B2 và P…

Trong y học cổ truyền thường sử dụng khế chua để chữa bệnh. Quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình.

Tại các vùng quê, khế thường được trồng cuối vườn, để ăn và làm quà biếu. Mỗi khi nhà có việc, cần làm các món như rau sống, bóp gỏi, kho cá… khế lại đóng vai trò rất quan trọng.

Trung bình mỗi ngày ăn một quả khế có thể đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, da dẻ tươi nhuận, trẻ lâu.

Tuy giá trị dinh dưỡng của khế không nhiều nhưng lại là loại quả quý. Có lẽ ít ai biết khế còn là vị thuốc chữa bệnh được đông y dùng từ lâu đời. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh, quả khế có vị chua chát, tính bình, không độc, tác dụng khử phong, thanh nhiệt, giải uế, giúp làm lành vết thương…

Chữa cảm nắng: Lá khế bánh tẻ tươi 100g, lá chanh tươi 40g, rửa sạch, giã vắt lấy nước uống. Bã đắp vào thái dương và gan bàn chân. Hoặc lấy một quả khế già chưa chín, nướng qua, sắc nước uống.

Chữa nhức đầu, bí tiểu: Lá khế tươi 100g sao thơm, nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Hoặc dùng lá khế tươi 100g, lá chanh tươi 20 – 40g, hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chữa lở loét, mụn nhọt, nước ăn chân: Nấu nước lá khế kết hợp với lá thanh hao, lá long não… làm nước tắm, hoặc nấu nước quả khế rửa chỗ đau hằng ngày hoặc lấy 1 – 2 quả khế chín, vùi trong tro nóng để vừa ấm rồi áp lên chỗ đau.

Chữa dị ứng, mẩn ngứa: Lấy lá khế tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với uống nước sắc vỏ núc nác.

Phòng bệnh sốt xuất huyết: Sắc lá khế 16g với sắn dây, lá dâu, lá tre, mã đề, sinh địa mỗi thứ 12g lấy nước uống hằng ngày trong thời gian địa phương có dịch bệnh sốt xuất huyết có thể chủ động đề phòng được bệnh.

Công dụng chữa bệnh của trái Khế trong Y học cổ truyền như thế nào?

Công dụng chữa bệnh của trái Khế trong Y học cổ truyền như thế nào?

Cây khế thường có hai loại: khế chua và khế ngọt. Ngoài công dụng làm thực phẩm, cây cảnh, khế chua có thể là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng trong đông y từ rất lâu và mang lại hiệu quả cao.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những lợi ích của cây Húng quế

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ những lợi ích của cây Húng quế

Cây Húng quế là một loại rau thơm được sử dụng khá phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, húng quế còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của rau dền gai

Bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ công dụng chữa bệnh của rau dền gai

Dền gai theo Y học cổ truyền có vị ngọt nhạt và tính hơi lạnh. Dền gai trong Đông Y có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh.
Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Bác sĩ y học cổ truyền giới thiệu những bài thuốc chữa bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Đau mắt đỏ là căn bệnh khiến cho kết mạc của chúng ta bị viêm cấp. Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu là do virus gây ra.
Đăng ký trực tuyến