Dây lửa ít gân – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Thứ sáu, 08/11/2024 | 14:10
Theo dõi ULTV trên

Dây lửa ít gân, hay còn được biết đến với tên gọi Mú từn, là một loại thảo dược quý hiếm chỉ xuất hiện ở một số khu vực đặc biệt tại Việt Nam. Loại thảo dược này được đánh giá cao với các tác dụng tích cực đặc biệt là đối với sức khỏe nam giới và chữa trị được một số bệnh khác y học.

08.11.2

Dây lửa ít gân là loại cây dây leo có thân gỗ, có độ dài từ 5 đến 15m. Trong giai đoạn non, cây mọc nhiều lông mềm, nhưng khi già, lông này rụng đi.

Ở nước ta, Dây gân thường mọc hoang ở những địa điểm như bãi đất trống, đồi trọc, ven rừng, hoặc khe suối. Được biết đến là loại dây leo ưa sáng, cây thường xuất hiện trong đồi cây bụi, đặc biệt là ở vùng núi đá vôi, các tỉnh vùng núi thấp và trung du.

Theo Tiến sĩ Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, rễ của cây Dây lửa ít gân được xem là bộ phận có tác dụng dược lý, có vỏ ngoài mịn màng và không đồng đều về kích thước. Vỏ rễ có màu đỏ và lõi bên trong có màu vàng. Kích thước của rễ lớn bằng cổ tay của trẻ nhỏ, cho thấy sức khỏe và sự chắc chắn. Sau khi thu hoạch, người ta thường cắt thành từng khúc và chia làm đôi để phơi khô hoặc ngâm trong rượu.

Dây lửa ít gân, theo Đông y, có thân và lá mang đặc điểm vị chua chát, hơi đắng, và tính mát.

Có tác dụng thông mạch, tán huyết ứ, giảm đau, tiêu viêm, thanh nhiệt, hoạt lạc, và thư cân.

Cây được sử dụng trong chữa trị nhiều bệnh như bỏng da, thương tổn, phong thấp, kinh nguyệt không đều, đau xương sống, đau thắt lưng, và tráng dương bổ thận

Ngoài ra, cây còn được dùng ngoại tiêu để trị cảm gió, sài giật, hạ sốt và chữa ngộ độc. Cách sử dụng có thể là việc giã nhỏ cây và lá, sau đó thêm rượu hoặc giấm để bóp vào các vùng sưng tấy, mụn nhọt, đinh độc, hoặc đắp trực tiếp lên vết thương, vết bỏng, lở ngứa.

Cây còn được dùng nhiều ở các quốc gia khác:

- Tại Ấn Độ, người dân thường sử dụng lá của thảo dược này bằng cách giã nát và đắp lên vết thương để hỗ trợ quá trình lành và chăm sóc vết thương.

- Ở Trung Quốc, dược liệu từ cây Dây gân được ứng dụng để điều trị lở ngứa và bỏng ngoài da. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng uống để giảm đau và mệt mỏi cơ thể.

- Tại Thái Lan, cây Dây gân thường được sử dụng trong việc tăng cường sức khỏe và điều trị các bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ sau khi sinh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thị Tĩnh – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ một số bài thuốc kinh nghiệm từ cây Dây gân như sau:

1. Chữa trị sưng tấy, tụ máu, đau nhức do chấn thương

Lá Mú từn và lá Náng hoa trắng mỗi vị 10g, lá bạc thau 8g.

Dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít rượu để đắp và bó. Sử dụng 1 lần mỗi ngày.

2. Chữa trị bỏng

Lá cây dây gân tươi giã nát cùng với quả Bồ kết phơi khô tán bột.

Trộn 2 thứ liệu lại, bôi ngày vài lần.

Hoặc sử dụng thân và lá của cây giã nát, thêm nước sôi để nguội, dùng để ngâm.

Hoặc bôi vào vết bỏng.từ chất dịch.

3. Chữa sốt cao gây co giật ở trẻ em

Lá dây gân và vỏ núc nắc mỗi thứ 10g, lá ngải cứu, lá nhọ nồi và rễ táo rừng mỗi thứ 8g.

Phơi khô, sấy vàng, sắc với 400ml nước, chia thành 2 lần uống sáng và chiều.

4. Chữa bệnh sốt rét

Dạ giao đằng 10g, thảo quả 10g, cây chó đẻ 8g, thường sơn 12g, lá mãng cầu tươi 10g, ô mai 4g, binh lang (hạt cau) 4g và dây cóc 4g.

Sắc lấy nước và uống trước khi lên cơn khoảng 2 giờ.

5. Chữa rắn cắn

Lá dây gân tươi, giã nát, thêm ít nước để uống.

Bã dùng để đắp lên vết rắn cắn.

6. Rượu dây đòn gánh trị đau nhức xương khớp

Dây gân tươi (bỏ lá), cắt ngắn, phơi khô, sao vàng hạ thổ.

Mỗi 1kg dược liệu sử dụng 3 lít rượu, ngâm trong 30 ngày để dùng uống hoặc xoa bóp ngoài da giảm đau nhức xương khớp.

Bà Tĩnh cũng lưu ý thêm, Dây lửa ít gân là một loài cây phổ biến và có nhiều công dụng hữu ích. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người dùng cần lưu ý những điều sau:

- Nên tránh sử dụng Mú từn đối với phụ nữ mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

- Dây gân có thể tương tác với một số loại thuốc Tây y, do đó, trước khi sử dụng kết hợp, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

- Mú từn có hoạt chất sinh học giúp hạ đường huyết và bảo vệ gan. Tuy nhiên, không nên tự ý thay thế thuốc hạ đường huyết đang sử dụng bằng Mú từn mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Xem chi tiết tại Youtube: 

Dây lửa ít gân – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Dây lửa ít gân – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Dây lửa ít gân, hay còn được biết đến với tên gọi Mú từn, là một loại thảo dược quý hiếm chỉ xuất hiện ở một số khu vực đặc biệt tại Việt Nam. Loại thảo dược này được đánh giá cao với các tác dụng tích cực đặc biệt là đối với sức khỏe nam giới và chữa trị được một số bệnh khác y học.
Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu y học cổ truyền Tu lình

Những bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu y học cổ truyền Tu lình

Cây Tu Lình là vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh về đường tiêu hóa. Cây Tu lình còn có tên là cây Con khỉ, Hoàn ngọc, Nhật nguyệt, Mặt trăng mặt trời, Trạc mã, Thận tượng linh, Mật quỷ, Lan Điền…
Những bài thuốc đông y hiệu quả từ cây Xấu hổ cho sức khỏe của bạn

Những bài thuốc đông y hiệu quả từ cây Xấu hổ cho sức khỏe của bạn

Cây Xấu hổ là dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Tuy là loại cây mọc hoang ở ven ruộng nhưng cây Xấu hổ lại có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh hiệu quả trong y học cổ truyền.
Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Trám trắng

Y học cổ truyền khám phá công dụng chữa bệnh của dược liệu Trám trắng

Trám trắng thường được biết đến là một loại quả khi chín, và có thể được ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong ẩm thực. Ngoài ẩm thực, trám trắng cũng được sử dụng trong y học cổ truyền như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Đăng ký trực tuyến