Ngày 30/1 vừa qua, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết thông tin cụ thể về kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, dự kiến sẽ tổ chức thi vào đầu tháng 7.
Ngày 30/1 vừa qua, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết thông tin cụ thể về kế hoạch tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, dự kiến sẽ tổ chức thi vào đầu tháng 7.
Theo văn phòng tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh thông tin, kỳ thi tốt nghiệp THPT các năm 2023, 2024 sẽ được tổ chức theo hướng giữ ổn định như năm 2022.
Được biết, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dự kiến giữ ổn định như năm 2022. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12. Kỳ thi dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7/2023. Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh một số giải pháp giải pháp để đảm bảo tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 nghiêm túc, khách quan. Cụ thể là: Bộ điều chỉnh một số vấn đề kỹ thuật để tăng cường kỷ cương, nền nếp phòng thi, bảo đảm an toàn, an ninh trong suốt kỳ thi; Tiếp tục tăng cường chất lượng đề thi đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra toàn bộ các khâu tổ chức thi; Tăng cường quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi, tiếp tục phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ tập huấn nghiệp vụ về thực hiện các biện pháp phòng chống, ngăn chặn gian lận thi cử, nhất là gian lận bằng các thiết bị công nghệ cao.
Về đối tượng thi, năm 2023, Bộ GD&ĐT tiếp tục tổ chức đăng ký dự thi bằng hình thức trực tuyến cho đối tượng là thí sinh đang học lớp 12.
Riêng các thí sinh là người học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT, hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước; những người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, thí sinh tự do thì thực hiện đăng ký dự thi và đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT (nếu có) trực tiếp tại đơn vị đăng ký dự thi do Sở GD&ĐT quy định.
Theo cán bộ tuyển sinh Công nghệ thông tin – Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Cụ thể:
Đối với thí sinh dự thi: Thí sinh có thể tra cứu chính xác thông tin cá nhân, kết quả kê khai của thí sinh được lưu bằng bản điện tử với ngày giờ để làm căn cứ đối chiếu, học sinh có thể tự hỗ trợ nhau trong kê khai thông tin.
Đối với giáo viên (được giao nhiệm vụ hỗ trợ và xác thực thông tin): Không phải nhập lại trên phần mềm dữ liệu, thuận lợi trong việc kiểm tra thông tin, xác thực, tìm kiếm thông tin mọi lúc, mọi nơi.
Đối với nhà trường: Thời gian cho việc đăng ký rà soát nhanh chóng, hiệu quả.
Đối với xã hội: Phù hợp với xu hướng chuyển đổi số, tận dụng được hạ tầng công nghệ thông tin, tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn lực...
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đẩy mạnh công tác truyền thông để nhận được sự đồng thuận, quyết tâm tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, khách quan, hiệu quả.