Điểm sàn các ngành tài chính – ngân hàng năm 2025 dao động từ 15 đến 21 điểm, tùy từng trường và phương thức tuyển sinh, mở ra nhiều lựa chọn cho thí sinh.
Điểm sàn các ngành tài chính – ngân hàng năm 2025 dao động từ 15 đến 21 điểm, tùy từng trường và phương thức tuyển sinh, mở ra nhiều lựa chọn cho thí sinh.
Hiện nhiều trường đại học đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) đối với ngành tài chính – ngân hàng theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Điểm sàn nhìn chung có xu hướng giảm so với năm trước, đặc biệt ở các trường ngoài công lập và trường thuộc nhóm giữa.
Từ 15 đến 21 điểm: Điểm sàn phân hóa rõ rệt
Tại Học viện Ngân hàng – một trong những cơ sở đào tạo uy tín ngành tài chính – ngân hàng, mức điểm sàn năm 2025 được giữ ổn định ở 21 điểm, không thay đổi so với năm 2024. Đây là mức điểm đã bao gồm ưu tiên, áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển như A00, A01, D01, D07… Đáng chú ý, các tổ hợp xã hội như C00, C03 được quy đổi tăng thêm 2,5 điểm so với tổ hợp chuẩn D01 để đảm bảo công bằng.
Học viện dự kiến tuyển sinh hơn 3.600 chỉ tiêu, xét tuyển theo 5 phương thức gồm: xét tuyển thẳng, học bạ, chứng chỉ quốc tế, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tại Học viện Tài chính, điểm sàn ngành tài chính – ngân hàng dao động từ 19 đến 20 điểm, giảm khoảng 2 điểm so với năm 2024. Một số chương trình quốc tế như ACCA, CMA, ICAEW… có mức điểm sàn cao hơn (20 điểm), trong khi các chương trình còn lại lấy 19 điểm. Trường sử dụng 4 tổ hợp truyền thống: A00, A01, D01 và D07, không có sự chênh lệch điểm giữa các tổ hợp.
Nhiều trường phía Nam duy trì mức sàn dễ tiếp cận
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM – một trường có thế mạnh ở khu vực phía Nam – năm nay vẫn giữ mức điểm sàn 18 điểm, tương tự năm ngoái. Mức điểm này áp dụng cho toàn bộ các ngành/chương trình sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM công bố mức điểm sàn 15 điểm cho tất cả ngành học, bao gồm cả tài chính – ngân hàng và công nghệ tài chính. Đây là mức sàn khá “mềm”, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều thí sinh có điểm thi không quá cao.
Tại ĐH Tài chính – Kế toán, mức điểm nhận hồ sơ ngành Tài chính – ngân hàng năm 2025 theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp là 15 điểm, còn xét học bạ là 18 điểm.
Điểm chuẩn có thể giảm nhẹ, nhưng vẫn nên thận trọng
Theo TS Trịnh Thanh Huyền – Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế (Học viện Tài chính), với mặt bằng điểm thi năm nay, điểm chuẩn ngành tài chính – ngân hàng có thể giảm nhẹ nhưng vẫn sẽ phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký và mức độ cạnh tranh giữa các nhóm trường. Bà Huyền khuyên thí sinh nên chia nguyện vọng thành 3 nhóm: nguyện vọng mơ ước, nguyện vọng an toàn và nguyện vọng dự phòng.
Ngoài ra, chuyên gia cũng lưu ý thí sinh cần thường xuyên kiểm tra hệ thống đăng ký xét tuyển sau khi lưu nguyện vọng, đồng thời nộp lệ phí đúng thời hạn từ 29/7 đến 17h ngày 5/8/2025.
Trong bối cảnh điểm sàn có xu hướng “hạ nhiệt”, thí sinh nên tìm đến những trường có chất lượng đào tạo ổn định, học phí hợp lý và chính sách học bổng rõ ràng.
Trường Đại học Lương Thế Vinh hiện đang tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng với điểm sàn phù hợp, kết hợp đào tạo lý thuyết và thực hành, giúp sinh viên nhanh chóng thích nghi với thị trường lao động. Ngoài phương thức xét điểm thi THPT, trường còn xét học bạ,... Đây là cơ hội tốt để thí sinh đạt mức điểm khá có thể tiếp cận ngành học giàu tiềm năng phát triển trong tương lai.
Quý phụ huynh và thí sinh cần biết thêm thông tin về kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, vui lòng gọi đến Hotline tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh: 1800 1092 để được tư vấn miễn phí.