Dược sĩ tư vấn: Vinphaton điều trị các rối loạn tuần hoàn cấp và mạn

Thứ sáu, 26/01/2024 | 14:29
Theo dõi ULTV trên

Vinphaton là thuốc được các chuyên gia y tế sử dụng cho người bệnh điều trị các rối loạn tuần hoàn não cấp và mạn như hay quên, mất ngôn ngữ, rối loạn vận động, chóng mặt, thần kinh dễ bị kích thích.

Hôm nay cùng trường cao đẳng y dược Pasteur tìm hiểu về chủ đề này nhé!

1.    Vinphaton là thuốc gì?

01706254256.jpeg

 Vinphaton là thuốc điều trị rối loạn não cấp và mạn

 Vinphaton là thuốc có chứa thành phần Vinpocetin, một hợp chất có cách tác động phức hợp ảnh hưởng thuận lợi lên chuyển hóa não, tuần hoàn máu và đặc tính lưu biến của máu. Vinpocetin có tác dụng bảo vệ thần kinh băng cách trung hòa những tác dụng có hại của những phản ứng độc tế bào gây bởi sự kích thích của các acid amin. Vinpocetin ức chế các kênh Na+ và Ca++ phụ thuộc điện thế, các thụ thể NMDA và AMPA , giúp làm tăng tác dụng bảo vệ thần kinh của adenosin.

Vinpocetin có tác dụng bảo vệ não bằng cách làm tăng nồng độ ATP và tỷ số ATP/AMP, làm tăng luân chuyển norepinephrin và serotonin của não, kích thích hệ noradrenergic hướng lên, có hoạt tính chống oxy hóa.

 

  • Dạng thuốc và hàm lượng của Vinphaton?

Vinphaton được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc viên nén với qui cách đóng gói là hộp 50 vỉ x 25 viên nén.

Trong mỗi viên Vinphaton có chứa thành phần chính là:

  • Vinpocetin……………………….5mg
  • Thuốc Vinphaton dùng cho những trường hợp nào?

Vinphaton được sử dụng điều trị trong các trường hợp sau:

- Rối loạn tuần hoàn não cấp và mạn như: di chứng sau đột quỵ,  sau chấn thương sọ não, suy giảm trí năng do mạch, xơ vữa động mạch não, bệnh não do cao huyết áp với các biểu hiện như hay quên, chóng mặt, rối loạn vận động, thần kinh dễ bị kích thích, mất ngôn ngữ, sa sút trí tuệ.

- Rối loạn tai - mũi - họng như suy giảm chức năng thính giác và thính lực (do nhiễm độc), hội chứng Ménière, ù tai.

- Rối loạn ở mắt như vữa xơ võng mạc, suy tuần hoàn ở đáy mắt và màng mạch, huyết khối ở võng mạc và tĩnh mạch.

  • Cách dùng - Liều dùng của Vinphaton?

Cách dùng: Vinphaton được dùng đường uống sau bữa ăn.

Liều dùng: Người lớn uống 5 - 10 mg/lần x 3 lần/ngày.

Tóm lại, tuỳ theo tuổi, tiến triển của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ về liều dùng và thời gian sử dụng để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu.

 

 

 

11706254256.png

Các dấu hiệu cảnh báo rối loạn tuần hoàn não

  • Cách xử lý khi quên liều Vinphaton?

Nếu cấn bộ y tế sử dụng cho người bệnh quên một liều Vinphaton, phải dùng ngay một liều khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ dùng của liều tiếp theo, người bệnh chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ theo trong kế hoạch điều trị.

  • Cách xử lý nếu dùng quá liều Vinphaton?

Hiện tại chưa có dữ liệu báo cáo dùng quá liều Vinphaton. Tuy nhiên, nếu người bệnh có các biểu hiện quá liều do dùng thuốc Vinphaton, cần đến bệnh viện gần nhất để loại thuốc ra khỏi cơ thể và điều trị triệu chứng.

  • Những chống chỉ định, thận trọng khi dùng Vinphaton?

Vinphaton chống chỉ định cho những trường hợp sau:

Người có tiền sử dị ứng với Vinpocetin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú.

Thận trọng lưu ý khi dùng Vinphaton cho những trường hợp sau:

Lưu ý Vinpocetine phải được dùng theo chẩn đoán cho từng người bệnh trong trường hợp người bệnh có bệnh tim.

Lưu ý nên đo điện tâm đồ trong trường hợp có hội chứng khoảng QT kéo dài hoặc khi dùng đồng thời với một thuốc khác làm kéo dài khoảng QT.

Lưu ý với phụ nữ có thai, chưa có dữ liệu chứng minh đầy đủ về độ an toàn cho thai nhi khi dùng Vinpocetine cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Khuyến cáo không dùng Vinphaton cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh dùng Vinpocetine gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Khuyến cáo không dùng Vinphaton cho người mẹ đang cho con bú.

Lưu ý với người đang vận hành máy móc hay người đang lái tàu, lái xe. Vinphaton có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như đau đầu, choáng váng, chóng mặt, ngủ gà, nhịp tim bất thường, phản ứng tâm thần vận động, kích động và bồn chồn. Vì vậy người bệnh không nên lái tàu xe, vận hành máy móc trong khi đang dùng thuốc.

21706254256.jpeg

 

Hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng Vinphaton

  • Vinphaton gây ra các tác dụng phụ nào?

Tác dụng phụ bao gồm: Phản ứng dị ứng ở da, loạn nhịp tim (nhịp nhanh, không đều), rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, nhức đầu, yếu mệt, buồn nôn, ợ nóng, khô miệng.

Tóm lại, trong quá trình sử dụng thuốc Vinphaton, người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do sử dụng Vinphaton, cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời.

  • Vinphaton tương tác với các thuốc nào?

Các thuốc tác động lên thần kinh trung ương, cũng như khi phối hợp với các thuốc chống loạn nhịp tim và thuốc chống đông máu: Mặc dù những dữ kiện nghiên cứu lâm sàng không cho thấy, nhưng phải thận trọng trong trường hợp phối hợp Vinpocetine với các thuốc này.

Tóm lại, tương tác thuốc xảy ra làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tác dụng phụ tăng nặng hơn. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Vinphaton trước khi dùng hoặc thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc đang dùng có nguy cơ, giúp sử dụng Vinphaton một cách an toàn và đạt hiệu quả tối ưu.

  • Bảo quản Vinphaton như thế nào?

Vinphaton được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhiệt độ dưới 30°C, nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc Vinphaton tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến