Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ nhập học khối Nông, Lâm và Thủy sản thuộc 1 trong 4 lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học thấp nhất trong 3 năm liên tiếp 2020, 2021, 2022.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ nhập học khối Nông, Lâm và Thủy sản thuộc 1 trong 4 lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học thấp nhất trong 3 năm liên tiếp 2020, 2021, 2022.
Tin tức từ ban truyền thông Trường Đại học Lương Thế Vinh, lĩnh vực Nông, Lâm và Thủy sản là một trong những lĩnh vực có cơ hội việc làm sau khi ra trường khá tốt. Tuy nhiên lĩnh vực này lại không tạo được sự hấp dẫn đối với thí sinh.
Theo đó, các trường đào tạo khối ngành này đều xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT từ 15 – 16 điểm cho tổ hợp ba môn, nhưng tỉ lệ nhập học lại thuộc một trong bốn lĩnh vực có tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học thấp nhất trong 3 năm liên tiếp 2020, 2021, 2022.
Cụ thể, theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2020, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển nhập học chung cả nước là 86,41%, 467.791/541.301 thí sinh nhập học. Trong đó, tỷ lệ nhập học của khối ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản chỉ đạt 44,2%, bằng 50% so với tỷ lệ chung cả nước.
Năm 2021, tỷ lệ thí sinh trúng tuyển nhập học chung cả nước là 93,2%; tỷ lệ nhập học của khối ngành Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản là 62,32%, cao hơn gần 20% so với năm ngoái.
Theo thống kê tuyển sinh đợt 1 năm 2022, trong tổng số 564.735 thí sinh trúng tuyển thì có 463.123 em nhập học, đạt tỷ lệ 82%. Trong đó, tỷ lệ nhập học khối ngành này chỉ đạt 42,91%.
Như vậy, trong vòng 3 năm, tỷ lệ nhập học ngành Nông, Lâm và Thủy sản chỉ có một năm (năm 2021) trên 50%, còn lại năm 2020 và năm 2022 đều dưới 50%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ thí sinh trúng tuyển nhập học chung cả nước.
Giải thích về nguyên nhân nhóm ngành này có tỷ lệ thí sinh nhập học thấp, Bộ GD&ĐT nhận định hầu hết các ngành tuyển sinh kém là những ngành hẹp, ngành mới đào tạo thí điểm hoặc một số ngành truyền thống nhưng thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
>>> Đọc thêm: Liệu có giải pháp nào “cứu cánh” những ngành học tuyển sinh kém?
Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh, một trong số nguyên nhân khách quan là do bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi, nhất là của thị trường lao động, cùng với sự khác biệt trong quan niệm và nhu cầu của giới trẻ dẫn tới xu hướng chọn trường và chọn ngành của thí sinh có dịch chuyển mạnh trong những năm gần đây. Do đó, việc một số trường nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học cũng dễ thất bại trong tuyển sinh các ngành mới.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng: “Riêng lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên Bộ này phải đứng ra chủ trì xây dựng đề án và kế hoạch triển khai cụ thể trong việc đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo.
Các trường có đào tạo lĩnh vực này cần có đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu cần, báo cáo Thủ tướng để xây dựng cơ chế đặc thù thu hút người học”.
Trường Đại học Lương Thế Vinh thông báo miễn 100% học phí năm 2022 và xét tuyển Đại học năm 2022 bằng 2 phương thức: Xét học bạ THPT năm lớp 12 hoặc xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT với các ngành: Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Bác sỹ thú y, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử, Kỹ thuật xây dựng.
Phạm vi và đối tượng tuyển sinh Trường Đại học Lương Thế Vinh là tất cả học sinh đã tốt nghiệp kỳ thi trung học phổ thông trên cả nước. Nhà trường tổ chức xét tuyển nhập học cho đến khi hết chỉ tiêu tuyển sinh năm 2022.
Các bạn thắc mắc cần được giải đáp nhiều hơn vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Hội đồng Tuyển sinh – Trường Đại học Lương Thế Vinh
Địa chỉ: Đường Cầu Đông, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Điện thoại tư vấn: 03.5982.5982 - 038.259.8259