Nhiều sinh viên phải đối diện với nỗi ám ảnh khi nhiễm Covid-19, lỗi lo những căn bệnh hậu Covid-19 liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của mình?
Nhiều sinh viên phải đối diện với nỗi ám ảnh khi nhiễm Covid-19, lỗi lo những căn bệnh hậu Covid-19 liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của mình?
Theo nghi nhận của Phòng tuyển sinh trường ĐH Lương Thế Vinh, nhiều giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) cho biết, có những thời điểm trường này ghi nhận rất nhiều ca nhiễm Covid-19 kể từ khi tổ chức học trực tiếp trở lại. Do đó, các giảng viên tại Đại học Sư phạm tổ chức các chương trình tham vấn, chăm sóc sức khỏe và tinh thần liên quan đến Covid-19, thu hút nhiều sinh viên tìm đến tham gia.
Một sinh viên khoa ngữ văn, ĐH Sư phạm trong một chương trình tham vấn do khoa tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng tổ chức, kể rằng bạn phát hiện mình bị nhiễm Covid-19 cuối năm 2021. "Lúc đó mình thấy mình như tội đồ, đi đâu cũng bị kỳ thị. Sau khi khỏi bệnh, cảm thấy sức khỏe mình yếu hẳn, hay cáu gắt, tóc rụng ào ạt…", nữ sinh viên này cho hay.
Trong khi một bạn sinh viên khác "cựu F0" thì nói rằng mình sụt ký mất 4kg và một sinh viên khác lại kể rằng "Mình tăng tới 5kg, béo trùng trục. Mình ngại tiếp xúc với bạn bè" và đã "không nhận ra mình" sau khi dương tính, nữ sinh viên nói.
Một sinh viên khoa Tiếng anh, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, cho biết nỗi lo về tương lai khi một số hoạt động học tập phải thay đổi do dịch. Em cảm thấy rất vất vả để có thể đạt được mục tiêu học tập đã đề ra ban đầu trước những thay đổi từ học trực tiếp với online.
"Việc học của mình đã ảnh hưởng rất nhiều, nhiều lúc mình đã thấy như bị hụt hẫng, lo lắng về không biết rồi sau này khi tốt nghiệp ra trường sẽ thế nào. Tình hình khó khăn như vậy thì có xin được việc làm không", sinh viên trăn trở.
Trực tiếp lắng nghe những tâm tư của sinh viên, nhiều chuyên gia đến từ khoa tâm lý giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng cho rằng thường ngày sinh viên đã mệt mỏi với nhiều áp lực, từ học tập tới chi tiêu hằng tháng. Đại dịch như cú giáng mạnh làm sinh viên lao đao.
Tiến sĩ Lê Thị Lâm - khoa tâm lý giáo dục, Đại học Sư phạm Đà Nẵng - cho biết khi nhận thấy một lượng lớn sinh viên gặp ảnh hưởng vì dịch, đặc biệt là sinh viên khó khăn, các trường Đại học đã tìm cách hỗ trợ.
Nhiều trường Đại học tại Đà Nẵng như Đại học Kinh tế, Đại học Bách khoa đã huy động Đoàn thanh niên, công đoàn, phòng công tác sinh viên và các giảng viên vào cuộc để hỗ trợ sinh viên bằng vật chất, tinh thần.
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng chỉ đạo trực tiếp các khoa, phòng phát huy vai trò để trợ giúp sinh viên diện nhiễm Covid-19 và cả chưa nhiễm, trong khi đó từ khi dịch bùng lên, phòng tham vấn tâm lý tại trường này luôn mở cửa, sáng đèn để đón sinh viên vào chia sẻ.
"Chúng tôi tạo môi trường chia sẻ để các em được lắng nghe, qua đó cung cấp các kỹ năng, kỹ thuật để cân bằng tâm lý như hít thở đúng cách, kỹ thuật giảm căng thẳng, tư duy tích cực, tự tin để chia sẻ nỗi lo âu. Từ những tham vấn của các thầy cô sẽ phần nào giúp các em thấy thoải mái và tìm được sự cân bằng cho chính mình", Tiến sĩ Lâm nói.