Kế toán hướng dẫn tính lương cho NLĐ làm việc vào ban ngày

Thứ sáu, 21/01/2022 | 16:12
Theo dõi ULTV trên

Kế toán hướng dẫn cách tính lương cho người lao động làm thêm giờ làm việc. Phụ thuộc vào từng thời gian khác nhau sẽ có cách tính khác nhau.

Kế toán hướng dẫn tính lương cho NLĐ làm việc vào ban ngày
Kế toán hướng dẫn tính lương cho NLĐ làm việc vào ban ngày

Kế toán hướng dẫn tính lương cho NLĐ làm việc vào ban ngày

Làm thêm giờ vào ban ngày là việc người lao động làm thêm giờ ngoài khoảng thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau - nếu làm thêm giờ trong khoảng thời gian này thì là làm thêm giờ vào ban đêm. Đồng thời, trong cùng một ngày, nếu người lao động vừa có thời giờ làm thêm vào ban đêm, vừa có thời giờ làm thêm vào ban ngày; thì, tiền lương làm thêm giờ phải được tính tương ứng với từng thời giờ đó.

Tùy vào ngày mà người lao động phát sinh làm thêm giờ mà tiền lương làm thêm giờ của họ được tính theo các công thức tương ứng sau đây:

  • Kế toán hướng dẫn đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Ngày phát sinh làm thêm giờ

Tiền lương làm thêm giờ

Là ngày làm việc bình thường

Ít nhất bằng 150%A x Số giờ làm thêm

Là ngày nghỉ hàng tuần

Ít nhất bằng 200%A x Số giờ làm thêm

Là ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Ít nhất bằng 300%A x Số giờ làm thêm (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày)

Trong đó:

A là Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường và KHÔNG bao gồm các khoản tiền sau: tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

 Cách xác định A (tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường):

* Trường hợp trả lương theo tháng:

A

=

Tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng

Số giờ thực tế làm việc trong thán

Ví dụ:

Công nhân A có tiền lương hàng tháng theo hợp đồng lao động là 8,000,000 đồng, mỗi tuần làm 06 ngày (nghỉ hàng tuần ngày Chủ nhật), mỗi ngày làm 08 giờ.

Tháng vừa qua A có phát sinh làm thêm giờ vào ban ngày 02 giờ trong 01 ngày làm việc bình thường. Tháng đó có tổng cộng 31 ngày, trong đó có 27 ngày làm việc (do chỉ có 04 ngày Chủ nhật trong tháng).

Số giờ làm việc trong tháng là 27 x 8 = 216 > 208 nên chỉ chọn lấy 208 giờ.

Như vậy, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền lương làm thêm giờ cho A là: 8,000,000 / 216 = 37,037 đồng.

Từ đó, tiền lương kế toán tính được làm thêm giờ của A ít nhất bằng: 150% x 37,037 x 2 = 111,111 đồng

* Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần:

A

=

Tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó

Số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần

Trong đó:

- Tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó KHÔNG bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm.

- Số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần không quá 08 giờ / ngày; 48 giờ / tuần và không kể số giờ làm thêm.

Ví dụ:

Công nhân A làm việc và được trả lương theo tuần với mức 2,000,000 đồng/tuần, mỗi tuần làm 48 giờ, mỗi ngày làm 08 giờ. Tuần vừa qua, A phát sinh phải làm thêm giờ vào ban ngày 02 giờ trong 01 ngày Chủ nhật - ngày nghỉ hàng tuần.

Như vậy, tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường để tính tiền lương làm thêm giờ cho A là: 2,000,000 / 48 = 41,667 đồng.

Từ đó, tiền lương làm thêm giờ của A ít nhất bằng:= 200% x 41,667 x 2 = 166,668 đồng

Kế toán hướng dẫn đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm
Kế toán hướng dẫn đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

2. Kế toán hướng dẫn đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Ngày phát sinh làm thêm giờ

Tiền lương làm thêm giờ

Là ngày làm việc bình thường

Ít nhất bằng 150% C x Số sản phẩm làm thêm

Là ngày nghỉ hàng tuần

Ít nhất bằng 200% C x Số sản phẩm làm thêm

Là ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương

Ít nhất bằng 300% C x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó: C là Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường và được xác định theo đơn giá mà đôi bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Ví dụ:

Công nhân C làm việc và hưởng lương theo sản phẩm với đơn giá là 20,000 đồng / sản phẩm được hoàn thành. Tháng vừa qua, C có 03 ngày phải làm thêm giờ vào ban ngày, mỗi ngày làm thêm 02 giờ được 20 sản phẩm; trong đó, 02 ngày làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường và có 01 ngày phải làm thêm giờ vào ngày Chủ nhật - ngày nghỉ hàng tuần.

Như vậy, giả sử doanh nghiệp chọn các tỷ lệ % đều là tối thiểu; thì, tiền lương làm thêm giờ của C từng ngày được xác định như sau:

- Tiền lương làm thêm giờ của mỗi ngày làm việc bình thường bằng:150% x 20,000 x 20 = 600,000 đồng / ngày.

=> Tổng tiền lương làm thêm của 02 ngày là 600,000 x 2 = 1,200,000 đồng.

- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày Chủ nhật bằng: 200% x 20,000 x 20 = 800,000 đồng

Kế toán hướng dẫn chi tiết về làm việc ngoài giờ

Lưu ý:

- Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, mà ngày đó trùng vào ngày nghỉ hàng tuần; thì, doanh nghiệp tính tiền lương làm thêm giờ theo công thức tương ứng với ngày nghỉ lễ, tết.

- Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần; thì, doanh nghiệp tính tiền lương làm thêm giờ theo công thức tương ứng với ngày nghỉ hằng tuần.

Ví dụ 1: Công nhân X hưởng lương theo tháng, có phát sinh làm thêm giờ trong ngày nghỉ lễ 30 tháng 04, mà ngày này lại trùng vào ngày nghỉ hàng tuần Chủ nhật. Khi đó, doanh nghiệp phải tính trả tiền lương làm thêm giờ cho X theo công thức của ngày phát sinh làm thêm giờ là ngày nghỉ lễ, tết; tức là, bằng: ít nhất bằng 300% A x Số giờ làm thêm.

Ví dụ 2: Do ngày nghỉ lễ 30 tháng 04 trùng vào ngày nghỉ hàng tuần Chủ nhật nên doanh nghiệp bố trí cho người lao động nghỉ bù vào ngày Thứ hai liền sau. Tuy nhiên, X vẫn phát sinh làm thêm giờ trong ngày Thứ hai này. Khi đó, doanh nghiệp phải tính trả tiền lương làm thêm giờ cho X theo công thức của ngày phát sinh làm thêm giờ là ngày nghỉ hàng tuần; tức là, ít nhất bằng 200% A x Số giờ làm thêm.

Xem thêm: ultv.edu.vn

TheAnh

Từ khóa: kế toán
Các điều kiện để trở thành kế toán trưởng

Các điều kiện để trở thành kế toán trưởng

Kế toán toán trưởng là chức vụ cực kỳ quan trọng trong bất cứ tổ chức cơ quan, doanh nghiệp nào, vậy kế toán trưởng cần đáp ứng yêu cầu chung gì?
Muốn làm nhân viên ngân hàng nên học tốt ngành gì? Học kế toán có theo ngành này được không?

Muốn làm nhân viên ngân hàng nên học tốt ngành gì? Học kế toán có theo ngành này được không?

Nhân viên ngân hàng là nghề nghiệp mơ ước của nhiều bạn trẻ. Đây là vị trí vừa có môi trường phát triển tốt vừa có mức thu nhập hấp dẫn.
Có nên học ngành Kế toán hay không?

Có nên học ngành Kế toán hay không?

Đây là nỗi boăn khoăn của các học sinh có dự định đăng ký xét tuyển ngành Kế toán. Bên cạnh đó, nhiều luồng thông tin trái chiều về cơ hội nghề nghiệp của ngành Kế toán cũng làm nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng về lĩnh vực làm việc của ngành này.
Cách xử lý việc chuyển tiền từ TK công ty sang TK cá nhân

Cách xử lý việc chuyển tiền từ TK công ty sang TK cá nhân

Hiện nay, với những ưu điểm vượt trội khi thực hiện giao dịch online, việc chuyển tiền từ tài khoản công ty sang cá nhân hoặc chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào công ty là việc thường xuyên xảy ra.
Đăng ký trực tuyến