Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Quýt gai - Dược liệu quý trong y học cổ truyền

Thứ hai, 31/03/2025 | 14:32
Theo dõi ULTV trên

Quýt gai là một loại cây dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Từ rễ, thân, lá đến quả, mỗi bộ phận của cây đều chứa dược tính quý, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, hô hấp, tiêu hóa và giải độc cơ thể.

cay-quyt-gai

Quýt gai là một loài cây thuộc họ Cam (Rutaceae), còn có nhiều tên gọi khác như quýt rừng, độc lực, cam trời, mến tên, tửu binh lặc. Các bộ phận của cây quýt gai đều có thể sử dụng làm thuốc, trong đó rễ, vỏ, thân, lá, quả được ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền nhờ tính vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm và không độc.

Về phân bố, cây quýt gai trước đây chủ yếu mọc tự nhiên trong các khu rừng rậm, vì vậy còn được gọi là quýt gai rừng. Hiện nay, cây này xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở Bình Định, nơi người dân thường sử dụng để điều trị một số bệnh lý thông thường. Ngoài ra, quýt gai còn có mặt tại một số khu vực thuộc phía nam Trung Quốc. Theo nghiên cứu khoa học, cây này chứa lượng lớn tinh dầu, chất nhầy cùng nhiều hợp chất hữu ích như atalaphylin, severifolin, góp phần tạo nên các công dụng chữa bệnh đa dạng trong y học cổ truyền.

Các bài thuốc từ cây quýt gai có công dụng chữa bệnh được TS Lê Xuân Hùng, giảng viên Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ như sau:

1. Rễ quýt gai

Thu hái và chế biến: Rễ có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa thu. Rễ nhỏ có thể để nguyên, còn rễ to thì chỉ dùng vỏ.

Chữa phong thấp, đau xương, đau mình: Kết hợp 16g rễ quýt gai với thổ phục linh 12g, ngưu tất 12g, thiên niên kiện 8g. Tát cả đem thái nhỏ, phơi khô rồi ngâm rượu. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 chén nhỏ. Hoặc có thể nấu thành cao rồi pha với rượu để uống.

Chữa ho: Rễ quýt gai 20g, vỏ cây dâu 10g, rễ hoặc lá cam thảo Nam 10g. Sắc với 400ml nước còn 100ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa đinh râu: Rễ quýt gai giã nhỏ cùng bã rượu (lượng bằng nhau), hơ nóng rồi đắp hàng ngày.

Chữa đau răng, sâu răng: Vỏ rễ quýt gai cắt nhỏ, nhai cùng muối, ngắm trong 5 phút rồi nhổ.

2. Vỏ và thân quýt gai

Chữa kiết lậu: Kết hợp vỏ quýt gai với vỏ quả lựu, vỏ quả chuối hột, rễ tầm xuân (mỗi thứ 20g), búp ổi 10g. Thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.

3. Lá quýt gai

Chữa cảm, cúm, nhức đầu: Lá quýt gai nâu cùng lá sả, cúc tần, đại bi, hương nhu, lá bưởi để xông.

Chữa sưng tấy, ứ huyết: Lá quýt gai 40g kèm lá bạc thau 40g, chặt nhỏ. Một phần sao vàng sắc uống, phần còn lại giã đắp.

Chữa rắn cắn: Lá quýt gai giã nhỏ với muối, thêm nước sâu lọc uống, bã đắp.

4. Quả quýt gai

Chữa ho, tiêu đờm: Dùng 8 - 16 quả quýt gai, trộn đường, muối và bồ hóng, hấp cơm 15 phút, nghiền nát, chia 2 - 3 lần uống.

Quýt gai là dược liệu quý giá trong y học cổ truyền, giúp chủ trị nhiều chứng bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng các bài thuốc từ quýt gai, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bác sĩ YHCT lưu ý khi sử dụng xoa bóp bấm huyệt giải rượu

Bác sĩ YHCT lưu ý khi sử dụng xoa bóp bấm huyệt giải rượu

Khám phá các phương pháp massage bấm huyệt giải rượu trong YHCT để đạt hiệu quả tối ưu. Bằng cách tác động lên các huyệt đạo, phương pháp này giúp hỗ trợ phục hồi nhanh chóng và mang lại cảm giác thư giãn, sảng khoái.
Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Quýt gai - Dược liệu quý trong y học cổ truyền

Khám phá công dụng chữa bệnh của cây Quýt gai - Dược liệu quý trong y học cổ truyền

Quýt gai là một loại cây dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Từ rễ, thân, lá đến quả, mỗi bộ phận của cây đều chứa dược tính quý, giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, hô hấp, tiêu hóa và giải độc cơ thể.
Công dụng chữa bệnh của rau mồng tơi trong y học cổ truyền

Công dụng chữa bệnh của rau mồng tơi trong y học cổ truyền

Rau mồng tơi không chỉ là một loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Với tính hàn, mồng tơi giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý thường gặp.
Y học cổ truyền khám phá công dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe

Y học cổ truyền khám phá công dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe

Hà thủ ô đỏ là một dược liệu quý trong y học cổ truyền, nổi tiếng với công dụng bổ thận, dưỡng huyết, làm đen tóc và tăng cường sức khỏe. Không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn, hà thủ ô đỏ còn hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, thiếu máu và nhiều bệnh lý khác khi sử dụng đúng cách.
Đăng ký trực tuyến