Khám phá công dụng chữa bệnh của củ bình vôi trong y học cổ truyền

Thứ sáu, 11/04/2025 | 09:34
Theo dõi ULTV trên

Trong kho tàng dược liệu phương Đông, củ bình vôi là một trong những vị thuốc quý được ghi chép nhiều trong các sách y học cổ. Với công dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ và điều trị nhiều chứng bệnh về thần kinh, loại củ này từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong các bài thuốc Đông y.

cu-binh-voi

Đặc điểm của cây bình vôi

Bình vôi là loại cây dây leo, mọc hoang dại chủ yếu ở các vùng rừng núi đá vôi tại miền Bắc nước ta như Hòa Bình, Thanh Hóa, Lào Cai hay Yên Bái. Thân cây có màu xanh, chiều dài trung bình khoảng 6 mét, trơn nhẵn và có xu hướng xoắn nhẹ. Lá mọc so le, thường rụng vào mùa khô, và tại những vị trí rụng lá, cây sẽ ra hoa.

Điểm đặc biệt của cây bình vôi là phần rễ phình to thành củ nằm sát mặt đất. Đây chính là bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Ngoài ra, cây còn cho quả hình cầu dẹt, khi chín chuyển sang màu đỏ sẫm.

Cây bình vôi ưa sáng và thường mọc nhiều ở những khu vực có điều kiện ánh sáng tốt. Chính vì vậy, người dân địa phương thường dựa vào đặc tính này để nhận biết và thu hái loại cây này.

Thành phần hóa học có trong củ bình vôi

Trong phần rễ củ của cây bình vôi có chứa các hoạt chất nhóm alcaloid – hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh. Tùy theo từng giống cây mà thành phần alcaloid sẽ có sự thay đổi. Một số alcaloid phổ biến gồm: L-tetrahydropalmatin, cepharanthine, rotundine…

Đặc biệt, hoạt chất L-tetrahydropalmatin được nghiên cứu là có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh, hỗ trợ điều trị co giật và hạ huyết áp. Chính vì vậy, y học cổ truyền thường sử dụng củ bình vôi trong các bài thuốc điều trị chứng mất ngủ, rối loạn lo âu và suy nhược thần kinh.

Tác dụng của củ bình vôi trong Đông y

Theo TS Nguyễn Xuân Xã – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, củ bình vôi có vị đắng, tính mát, vào hai kinh tâm và can, có tác dụng an thần, tiêu viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương.

Người bị mất ngủ kinh niên, hay lo âu, hồi hộp hoặc gặp phải hội chứng rối loạn thần kinh thực vật có thể sử dụng các bài thuốc có chứa thành phần củ bình vôi. Ngoài ra, một số bài thuốc còn sử dụng loại dược liệu này để điều trị mụn nhọt ngoài da (chỉ áp dụng với người lớn).

Y học hiện đại cũng xác nhận củ bình vôi có chứa hoạt chất rotundine – một loại chất có tác dụng trấn tĩnh và làm dịu hoạt động của hệ thần kinh. Đồng thời, củ bình vôi còn hỗ trợ ổn định huyết áp và tăng cường tuần hoàn máu, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy trong củ bình vôi có chứa lượng nhỏ độc tính. Việc sử dụng không đúng liều lượng hoặc kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người dùng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.

Một số bài thuốc kết hợp với củ bình vôi

Củ bình vôi thường được phối hợp với nhiều vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là một số bài thuốc Y học cổ truyền phổ biến:

- Chữa suy nhược thần kinh: Dùng 12g mỗi vị gồm củ bình vôi, thiên ma, viễn chí và câu đằng. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Trị mất ngủ kéo dài, căng thẳng thần kinh: Dùng 12g củ bình vôi, vông nem, lạc tiên, thêm 6g cam thảo và 6g liên tâm. Sắc lấy nước uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.

- Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: Kết hợp củ bình vôi cùng khổ sâm, dạ cẩm, sa tiền tử – mỗi vị 12g, sắc uống ngày 1 lần.

- Chữa viêm họng, viêm phế quản: Dùng củ bình vôi kết hợp với huyền sâm và cát cánh – mỗi vị 12g, sắc uống 2 lần/ngày.

Mặc dù có nhiều công dụng, người dùng không nên tự ý sử dụng củ bình vôi, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người đang mắc các bệnh mãn tính, cần được chỉ dẫn bởi thầy thuốc y học cổ truyền có chuyên môn để tránh rủi ro.

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Điều trị viêm da cơ địa qua các phương thức Y học cổ truyền

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, gây ngứa, khô và đỏ da, thường tái phát. Y học cổ truyền (YHCT) đang được nhiều người lựa chọn để điều trị, nhờ vào cách tiếp cận toàn diện và an toàn.
Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Trị ho có đờm bằng các liệu pháp Đông y

Thuốc Đông y từ lâu đã được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh hô hấp như ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng. Vậy, thuốc Đông y có thực sự hiệu quả với ho có đờm, và cần lưu ý gì khi dùng cho trẻ nhỏ?
Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Quy định về tiêu chuẩn của chức danh Cao đẳng Y sĩ đa khoa và Cao đẳng Y học cổ truyền?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y sĩ đa khoa. Trong đó, Bộ Y tế đề xuất trình độ đào tạo của chức danh y sĩ hạng IV là cao đẳng y sĩ, xếp lương viên chức A0.
Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Bong gân chân nên đắp lá thuốc Y học cổ truyền gì để nhanh hồi phục?

Khi bị bong gân chân, nhiều người tìm đến các loại lá thuốc Y học cổ truyền để hỗ trợ giảm sưng, giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Vậy nên chọn loại lá nào để đắp cho hiệu quả và an toàn?
Đăng ký trực tuyến