Trong y học cổ truyền, vỏ quýt chín được dùng làm Trần bì, một vị thuốc quen thuộc. Để tạo ra Trần bì, vỏ quýt được bóc và phơi khô, càng để lâu càng có giá trị dược tính cao. Nếu vỏ quýt được thu hái khi quả còn xanh, nó sẽ được chế biến thành Thanh bì. Ngoài ra, hạt quýt khi phơi khô cũng có tên dược liệu là Quất hạch.
Quýt là một loại cây thân gỗ nhỏ, có kết cấu chắc chắn với những cành mang gai nhỏ. Lá quýt thuộc loại lá đơn, mọc riêng lẻ, hình dáng thon dài như lưỡi giáo, phần cuống lá có khớp và mép lá hơi gợn. Hoa quýt có kích thước nhỏ, màu trắng tinh khôi, mọc ở kẽ lá và tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng. Quả quýt có dạng hơi dẹt, hình cầu, vỏ màu vàng cam đến đỏ, mỏng và dễ bóc, bên trong là phần thịt mềm, mọng nước với hương vị thơm ngon. Hạt quýt có màu xanh đặc trưng.
Quýt có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng nhờ vào hương vị ngọt dịu, dễ ăn mà loại quả này đã được trồng phổ biến trên nhiều châu lục. Tại Việt Nam, quýt được trồng nhiều ở các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Hưng Yên, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế và một số địa phương khác.
Trong y học cổ truyền, vỏ quýt chín được dùng làm Trần bì, một vị thuốc quen thuộc. Để tạo ra Trần bì, vỏ quýt được bóc và phơi khô, càng để lâu càng có giá trị dược tính cao. Nếu vỏ quýt được thu hái khi quả còn xanh, nó sẽ được chế biến thành Thanh bì. Ngoài ra, hạt quýt khi phơi khô cũng có tên dược liệu là Quất hạch.
Phần thịt quả quýt có vị chua ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải khát, làm dịu phổi và hỗ trợ tiêu đờm. Tinh dầu chiết xuất từ vỏ và lá quýt có công dụng trị ho, tiêu đờm, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.
Vỏ quýt xanh (Thanh bì) có vị cay, đắng và tính ấm. Nó có tác dụng hành khí, giảm đau, tiêu tích trệ và kích thích tiêu hóa mạnh hơn so với Trần bì. Trong khi đó, vỏ quýt chín (Trần bì) có hương thơm dễ chịu, vị đắng nhẹ, tính ấm, giúp kiện tỳ, trừ đờm, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, dầu quýt có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh như E.coli hay Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng). Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng nước ép quýt có thể ngăn chặn sự phân chia của tế bào ung thư, đặc biệt là khi sử dụng nước ép từ quả quýt chưa chín.
Các loại hạt và vỏ từ họ cam chanh như cam, bưởi, quýt, kiwi hay nho được biết đến với tác dụng chống oxy hóa mạnh, làm chậm quá trình lão hóa. Trong đó, vỏ nho trắng và hạt quýt được đánh giá là có khả năng chống oxy hóa cao nhất.
Một nghiên cứu khác về tác dụng của quýt trong việc kiểm soát lipid máu đã chứng minh rằng việc sử dụng 1ml/kg nước ép quýt trong 30 - 45 ngày có thể làm giảm cholesterol toàn phần và tăng HDL (mỡ tốt) trong máu.
Tinh dầu quýt cũng được chứng minh có công dụng bảo vệ gan. Một nghiên cứu cho thấy tinh dầu cam giúp giảm men gan ALT trong máu, hạn chế tổn thương gan do carbon tetrachloride gây ra, dù không ảnh hưởng nhiều đến men gan AST.
Theo TS Bùi Duy Hưng – giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Lương Thế Vinh cho biết, Quýt là loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, dễ tiêu hóa và an toàn khi sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, khi dùng các sản phẩm từ quýt như Trần bì hay Thanh bì, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ.
Quýt cung cấp nguồn axit xitric và vitamin phong phú, hỗ trợ sự phát triển và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trái cây thuộc họ cam quýt nói chung được đánh giá cao nhờ khả năng chống ung thư, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm và bảo vệ gan.
Tinh dầu quýt còn là một trong những loại tinh dầu được sử dụng phổ biến trong liệu pháp mùi hương (Aromatherapy) để giảm căng thẳng và buồn nôn. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hít thở hương thơm từ tinh dầu quýt có tác dụng tích cực đến hệ thần kinh, giúp thư giãn tinh thần và cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Vừng đen là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, được sừ dụng rộng rãi trong đời sống và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong Y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình, tác dụng nhuận tràng, ích khí huyết, hỗ trợ chữa viêm đại tràng, giúp giảm các triệu chứng khó chịu, đồng thời bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Trong y học cổ truyền, vỏ quýt chín được dùng làm Trần bì, một vị thuốc quen thuộc. Để tạo ra Trần bì, vỏ quýt được bóc và phơi khô, càng để lâu càng có giá trị dược tính cao. Nếu vỏ quýt được thu hái khi quả còn xanh, nó sẽ được chế biến thành Thanh bì. Ngoài ra, hạt quýt khi phơi khô cũng có tên dược liệu là Quất hạch.
Hải đồng bì, còn được biết đến với các tên gọi như thích đồng bì hay mộc miên đồng bì. Loài cây này là vỏ cây vông nem, được tìm thấy rộng rãi khắp Việt Nam. Trong đông y, vỏ hải đồng bì được đánh giá cao về công dụng chữa bệnh, đặc biệt trong việc điều trị những chứng bệnh liên quan đến phong thấp, nhức mỏi cơ thể.
Cây phi lao (hay còn gọi là dương liễu) không chỉ có tác dụng chắn gió, bảo vệ đất đai, mà còn được trồng làm cây cảnh. Ít ai biết rằng, phi lao còn là một cây thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt là phần quả của nó, với những công dụng điều trị bệnh hiệu quả.