Khi học kỹ năng nghe trong tiếng Anh nên “bắt” từ khóa hay ngữ cảnh?

Thứ tư, 23/02/2022 | 17:09
Theo dõi ULTV trên

Khi nghe tiếng Anh, một số bạn cho rằng việc đoán nghĩa qua ngữ cảnh, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng hơn là "bắt từ" hay "phát âm tiếng Anh" cùng tìm hiển xem quan niệm này có đúng

Ngành Ngôn ngữ Anh
Ngành Ngôn ngữ Anh

Cùng ThS. Vũ Thị Thanh giảng viên ngành ngôn ngữ Anh - Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Lương Thế Vinh chia sẻ quan điểm về cách rèn kỹ năng nghe tiếng Anh hiệu quả.

Tìm hiểu các khái niệm về từ khóa và ngữ cảnh

Khi nghe tiếng Anh hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác, chúng ta đều dựa trên “từ khóa” và “ngữ cảnh”. Từ khóa là những từ quan trọng mà nếu bỏ nó ra khỏi câu, có thể bạn sẽ hiểu sai hoặc không hiểu ý của người nói. Chẳng hạn như khi nghe câu: "She turns..." và bạn không nghe được từ khóa đằng sau, rất khó để bạn có thể đoán định được thông điệp của người nói. Từ đằng sau có thể là "the corner", "the table", "left" hoặc "right"…

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà sản phẩm ngôn ngữ được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó được hiểu là những gì đã nghe được trước đó, nơi diễn ra cuộc nói chuyện, ngôn ngữ cơ thể...

Nếu bạn hỏi một người nghe giỏi, họ sẽ nói bắt từ khóa quan trọng hơn việc phán đoán dựa trên ngữ cảnh. Nếu bạn hỏi một người nghe kém, khả năng cao là họ sẽ ưu tiên ngữ cảnh so với bắt từ khóa.

Từ khóa quyết định ngữ cảnh

Với phần lớn người học, "bắt từ khóa" là cơ sở quan trọng để xây dựng ngữ cảnh. Khi dạy nghe tiếng Anh, ThS.Vũ Thị Thanh luôn hướng dẫn sinh viên phải trả lời câu hỏi: chủ đề của bài nói là gì, ý chính, ý phụ là gì? Những câu hỏi này mang tính định hướng ngữ cảnh rất quan trọng, nếu phỏng đoán đúng "ngữ cảnh", việc xác định những gì tiếp theo sẽ trở lên đơn giản hơn. Nhưng để sinh viên nắm bắt được "ngữ cảnh", việc "bắt" từ khóa chính xác là vô cùng quan trọng. Cô Thanh chia sẻ về những kinh nghiệm của bản thân: Khi còn là sinh viên năn thứ nhất ngành ngôn ngữ Anh, trong một bài nghe tiếng Anh, cô vô cùng hoang mang vì biết người ta đang nói về một môn thể thao nào đó, nhưng không thể luận ra được. Cuối kỳ thi, cô biết nó là "golf" – mọi người thường phát âm là "gôn". Hay gần đây, ở lớp nghe tiếng Anh của trường, trong một bài nghe đơn giản về nghề nghiệp, có từ "pearl diver" (người lặn ngọc trai) gần như cả lớp chọn là "pro diver" (lặn chuyên nghiệp), do không luận ra được từ "pearl".

Trong những trường hợp, việc nghe sai duy nhất một từ khóa dẫn tới sinh viên không thể nghe được nội dung chính của bài. Như vậy, "ngữ cảnh" mà bạn có được chủ yếu nằm ở những gì bạn đã nghe được. Từ khóa chính là "chìa khóa" để bạn có thể hiểu đúng ngữ cảnh. Khi bạn không nghe được từ khóa, gần như bạn sẽ chẳng hiểu người nói đang nói về gì, ngữ cảnh lúc này chỉ là ngôn ngữ cơ thể, tông giọng, hoàn cảnh nói chuyện... Hiệu quả của hoạt động nghe sẽ kém đi rất nhiều và bạn sẽ thấy hoang mang.

Kỹ năng nghe trong tiếng Anh
Kỹ năng nghe trong tiếng Anh

Ngữ cảnh đối với người nghe giỏi và nghe kém

Cả người nghe giỏi và người nghe kém đều sử dụng ngữ cảnh để hiểu thông điệp chính xác hơn. Vấn đề là họ sử dụng theo những cách khác nhau. Với người nghe kém, ngữ cảnh chẳng khác nào "chiếc phao cứu sinh" của một người đang hụt sức giữa biển cả mênh mông, là thứ duy nhất họ có khi không còn nhiều điều để bấu víu.

Vì không nghe được từ khóa một cách rõ ràng, người nghe kém phải dựa vào ngữ cảnh để bù lại cho những gì họ không nghe được. Rất nhiều trường hợp, vì không nghe được từ khóa, dẫn đến người nghe xác định sai chủ đề , và từ đó liên tục nghe và đoán, cuối cùng hiểu sai hoàn toàn ý của người nói.

Người nghe giỏi cũng sử dụng ngữ cảnh, nhưng ngữ cảnh với họ nhằm mục đích củng cố thông tin mà họ nghe được. Họ tự tin vào những gì nghe được và không "hoang mang" không "phán đoán" nhiều khi nghe. Ngữ cảnh sẽ giúp họ hiểu được thêm những yếu tố khác ngoài ngôn ngữ, như thái độ, cảm xúc, hàm ý... của người nói.

Người nghe giỏi hay nghe kém đều sử dụng cả "bắt” từ khóa và ngữ cảnh để nghe hiểu tiếng Anh. Những người nghe giỏi thì dùng ngữ cảnh để củng cố và bổ sung cho thông điệp họ nghe được. Những người nghe kém sử dụng ngữ cảnh để bù đắp cho những từ khóa họ không nghe được. Đó là lý do những người lệ thuộc nhiều vào ngữ cảnh thường cảm thấy hoang mang khi nghe tiếng Anh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến công bố đề án tuyển sinh đại học vào tháng 2/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến công bố đề án tuyển sinh đại học vào tháng 2/2025

Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 hứa hẹn nhiều đổi mới quan trọng, hướng tới sự công bằng, minh bạch và đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những điều chỉnh này không chỉ tạo thuận lợi cho thí sinh mà còn thúc đẩy các trường đại học nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế trong một môi trường cạnh tranh hiện đại.
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều thay đổi đáng chú ý trong phương án xét tuyển của các trường đại học phía Bắc

Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều thay đổi đáng chú ý trong phương án xét tuyển của các trường đại học phía Bắc

Năm 2025, nhiều trường đại học khu vực phía Bắc công bố phương án tuyển sinh với những điều chỉnh đáng chú ý. Từ việc thay đổi tổ hợp xét tuyển, mở thêm ngành học mới, đến tăng cường sử dụng điểm đánh giá năng lực, các trường đang từng bước làm mới cách thức tuyển sinh để phù hợp xu hướng hiện nay.
Tuyển sinh đại học năm 2025: Ba điểm mới thí sinh cần lưu ý

Tuyển sinh đại học năm 2025: Ba điểm mới thí sinh cần lưu ý

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều thay đổi đáng chú ý nhằm thích ứng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điều này kéo theo các điều chỉnh trong phương thức tuyển sinh đại học, đảm bảo tính công bằng và phù hợp với thực tiễn.
Lịch thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường đại học năm 2025

Lịch thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các trường đại học năm 2025

Năm 2025, các kỳ thi đánh giá năng lực và tư duy tại các trường đại học tiếp tục được tổ chức với nhiều điểm mới nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Những thay đổi này không chỉ về cấu trúc đề thi mà còn mở rộng quy mô và sự tham gia của các trường đại học, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho thí sinh trên cả nước.
Đăng ký trực tuyến