Đây là năm đầu tiên ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Kỳ thi này sẽ bao gồm 8 môn thi, đề thi sẽ có phần tự luận và trắc nghiệm
Đây là năm đầu tiên ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực để xét tuyển. Kỳ thi này sẽ bao gồm 8 môn thi, đề thi sẽ có phần tự luận và trắc nghiệm
Theo thông tin cập nhật của phòng Tuyển sinh – truyền thông trường ĐH Lương Thế Vinh. Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Sư phạm Hà Nội gồm tám môn là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Trong đó, đề thi Ngữ văn sẽ có 30% là câu hỏi trắc nghiệm về ngôn ngữ và 70% tự luận. Các môn còn lại có 70% câu hỏi trắc nghiệm và 30% tự luận nhằm kiểm tra năng lực trở thành giáo viên. Đề thi tham khảo từng môn đã được công bố trên website của trường.
Điều kiện thí sinh có cần có hạnh kiểm từ loại Khá tất cả học kỳ ở bậc THPT và điểm trung bình chung của 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12) từ 6,5 trở lên. Kỳ thi này, mỗi thí sinh được đăng ký nhiều nhất là hai nguyện vọng. Những nguyện vọng này hoàn toàn tách biệt so với các phương thức xét tuyển khác như dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT.
Nguyên tắc xét tuyển là theo từng ngành dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực hai môn (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên). Đối với các ngành có thi năng khiếu, trường xét tổng điểm các môn thi đánh giá năng lực cộng môn năng khiếu (đã nhân hệ số và cộng điểm ưu tiên).
Thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực theo hình thức trực tuyến đến ngày 1 tháng 4 trên Cổng thông tin tuyển sinh của ĐH Sư phạm Hà Nội tại địa chỉ https://ts2022.hnue.edu.vn/. Ngày 5 tháng 5, nhà trường sẽ công bố danh sách phòng thi, số báo danh tại website http://tuyensinh.hnue.edu.vn chứ không gửi giấy báo dự thi.
Kỳ thi riêng của ĐH Sư phạm Hà Nội có các môn thi tương tự thi tốt nghiệp THPT. Đây là điểm khác so với kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội hay đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh trong quá trình ôn tập.
Phó phòng đào tạo Đại học Sư phạm Hà Nội - Tiến sĩ Trần Bá Trình nhấn mạnh kiến thức thí sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ phục vụ được cho kỳ thi đánh giá năng lực này và ngược lại. Tuy vậy, cấu trúc đề thi của ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ kết hợp hai hình thức là trắc nghiệm và tự luận thay vì trắc nghiệm hoàn toàn như đề thi tốt nghiệp THPT. Theo ông trình hình thức thi kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận, ngoài kiểm tra được phổ rộng thì còn có thể đánh giá được năng lực trình bày, suy luận của các em.
Cấu trúc 30% đề thi dạng tự luận (trừ môn Ngữ văn), các em sẽ bộc lộ được năng lực trình bày và quá trình tư duy của mình,. "Đó cũng là năng lực thiết yếu nhất của nghề giáo viên và là lý do trường đưa phần tự luận vào", ông Trình nói.
Vì vậy, ông Trình lưu ý: để làm tốt bài thi đánh giá năng lực của ĐH Sư phạm Hà Nội, thí sinh phải ôn tập theo hướng đi vào bản chất của vấn đề chứ không theo kiểu nhớ máy móc, học thuộc.
Cùng với kỳ thi này, năm nay ĐH Sư phạm Hà Nội sử dụng bốn phương thức khác như năm ngoái, gồm xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển thẳng học sinh tham gia các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh trường chuyên, có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học quốc tế; xét học bạ THPT; xét kết hợp học bạ và kết quả thi năng khiếu với các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục mầm non và Giáo dục mầm non - Sư phạm Tiếng Anh.